Bên ủng hộ việc giữ quỹ cho rằng duy trì quỹ bình ổn là một biện pháp kinh tế, không phải hành chính. Can thiệp từ quỹ bình ổn đã giúp giá xăng dầu không tăng sốc trong thời điểm giá thị trường thế giới tăng.
- Còn ý kiến bên ủng hộ bỏ thì sao?
- Phía này cho rằng phải để giá xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường. Nếu lúc này cần duy trì quỹ bình ổn thì cũng cần sớm đánh giá về hiệu quả, để thị trường quyết định giá cả. Mọi con số đều phải sòng phẳng, chứ không thể giải thích thiếu rạch ròi.
- Vậy đâu là điểm vướng mắc cốt lõi của quỹ bình ổn xăng dầu?
- Nhiều đại biểu Quốc hội đã chỉ ra: đây là quỹ tài chính do người tiêu dùng chi trả, nhưng lại do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp lời lỗ dựa trên từng lít nhiên liệu bán ra, cho họ quyền quản lý tiền của người tiêu dùng là không phải lẽ. Nữa, bên quyết định sử dụng quỹ bao nhiêu, vào lúc nào lại là cơ quan điều hành. Một quan hệ phức tạp như thế sẽ khó hành xử chính xác khi thị trường biến động liên tục.
- Giá xăng dầu, giá điện, giá nước… rốt cuộc phải để cho thị trường điều tiết. Giá cả lên hay xuống, người tiêu dùng đều yêu cầu sự minh bạch.