Xuân ấm ở các cơ sở cai nghiện

Hơn 14.800 học viên cai nghiện ma túy của TPHCM đang chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tại các cơ sở - nơi được coi như gia đình thứ hai của học viên. Không khí rộn ràng, tưng bừng đang tràn ngập khuôn viên của từng cơ sở.

Tết đủ đầy

Cơ sở Cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phú Văn (gọi tắt là cơ sở Phú Văn, đặt tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) đang quản lý, chăm sóc hơn 2.100 học viên. Bước sang tháng 1-2021, toàn bộ khuôn viên cơ sở được tự tay học viên trang hoàng rực rỡ chuẩn bị đón xuân mới. Học viên Nguyễn Văn Tuấn (31 tuổi, quê TPHCM) cùng các học viên khác xách bình tưới một lượt vườn hồng đang trổ bông. Trong khi đó, học viên Lê Ngọc Tùng (28 tuổi, quê Bến Tre) chăm chú chỉnh sửa từng đóa hoa mai, hoa đào gắn trên cây kiểng sao cho hài hòa, cân đối. Tùng chuẩn bị đón cái tết đầu tiên của mình ở cơ sở. Các học viên như anh rất vui khi thông tin về hoạt động vui xuân và chính sách chăm lo tết đã được cơ sở thông báo từ sớm, mọi người đều nắm bắt đầy đủ. Tương tự, tại các cơ sở thuộc cụm cơ sở cai nghiện ma túy tại huyện Bù Gia Mập như cơ sở Đức Hạnh, Phú Đức, Phú Nghĩa…, học viên cũng rất an tâm, hào hứng trước thềm xuân mới.

Học viên cơ sở Cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phú Văn chăm sóc hoa kiểng chuẩn bị đón tết
Giám đốc cơ sở cai nghiện Phú Nghĩa Hoàng Liên Sơn, nơi có đặc thù quản lý, chăm sóc 870 học viên nữ, cho biết, trong 5 ngày tết, chế độ ăn của học viên được tăng gấp 5 lần so với ngày thường, đạt mức gần 200.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, cơ sở còn tăng gia rau sạch, thực phẩm heo, gà bổ sung vào khẩu phần ăn nhằm cải thiện chất lượng bữa ăn của học viên.

Giám đốc cơ sở Phú Văn Tạ Đình Chiến cho biết, các cơ sở ở cụm Bù Gia Mập đang quản lý hơn 6.200 học viên, hiện đều nỗ lực thực hiện tốt phương án, kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Tất cả thực phẩm dành cho học viên đều qua 2-3 khâu kiểm nghiệm, lưu mẫu đúng quy trình, đảm bảo không để xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Đón học viên đến sáng 30 Tết

Cùng với việc chăm lo cho học viên đủ đầy về đời sống vật chất, các cơ sở còn tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, các hội thi do học viên tự biên soạn và biểu diễn, tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong dịp Tết Nguyên đán. Các cơ sở còn tổ chức làm thiệp chúc tết, câu đối tết; tổ chức đêm văn nghệ “Táo quân dâng sớ Ngọc Hoàng” vào đêm 23 tháng Chạp, thành lập các đội lân biểu diễn phục vụ học viên…

Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy số 3 (đặt tại tỉnh Bình Dương) Bùi Thanh Tuấn cho biết, cơ sở đã lên kế hoạch chăm lo tết cho 1.600 học viên bằng nhiều hình thức và vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp chăm lo cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Theo ông Hoàng Liên Sơn, ở cơ sở Phú Nghĩa đã phân công cán bộ, giáo dục viên tăng cường tại các khu quản lý học viên, làm công tác tham vấn, động viên tinh thần, giúp học viên an tâm đón tết. Trong đó, cơ sở đặc biệt quan tâm học viên mới đến trong dịp tết. Việc thăm gặp trước tết được sắp xếp vào các ngày 27, 28 tháng Chạp. Ông Tạ Đình Chiến cho biết thêm, cơ sở Phú Văn còn tặng vé xe cho thân nhân học viên có hoàn cảnh khó khăn lên thăm con em dịp tết. Đối với những học viên mà người nhà không có điều kiện đến thăm, cơ sở tạo điều kiện cho học viên gọi điện trực tuyến hỏi thăm gia đình. Sự kết nối này giúp tư tưởng học viên ổn định hơn để an tâm học tập, chữa bệnh. “Các cơ sở vẫn nhận học viên đến sáng 30 Tết Nguyên đán. Việc đón tiếp, quản lý, chăm sóc học viên vừa phải đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, vừa làm sao chăm lo tết chu đáo nhất cho các em, giúp các em có một mùa xuân vui tươi, ấm áp”, ông Tạ Đình Chiến bày tỏ.

Theo Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Minh Tấn, tại các cơ sở cai nghiện ma túy, tỷ lệ học viên từng sử dụng ma túy tổng hợp tăng mạnh, lên tới 82%; tỷ lệ người có tiền án, tiền sự chiếm gần 44%; người tái nghiện lần 2 trở lên chiếm 52%. Trong chuyến thăm, chúc tết các cơ sở mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan ghi nhận các cơ sở có nhiều nỗ lực chăm lo cho học viên cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp học viên an tâm đón tết. Và đặc biệt, sự chu đáo của các cơ sở rất có ý nghĩa trong việc giúp các học viên tìm lại những điều tốt đẹp trong sâu thẳm mỗi con người, từ đó thức tỉnh, vượt qua lầm lỡ, làm lại cuộc đời, qua đó góp phần mang lại bình yên cho TPHCM.

Viên chức các cơ sở được thưởng tết trung bình 17 triệu đồng/người
Dịp Tết Tân Sửu, viên chức, người lao động tại các cơ sở cai nghiện ma túy có mức thưởng tết dao động từ 15-25 triệu đồng/người, mức trung bình 17 triệu đồng/người, gần bằng mức thưởng Tết 2020. Ngoài ra, viên chức, người lao động còn được hưởng các chế độ khác, trong đó có nguồn không thường xuyên như phụ cấp thu hút; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp ưu đãi nghề; phụ cấp đặc thù; phụ cấp thường trực y tế… Về phụ cấp thu hút theo chính sách của TPHCM, mỗi bác sĩ được hỗ trợ thêm 6 triệu đồng/tháng; người có trình độ đại học, cao đẳng được nhận thêm 4,2 triệu đồng/người/tháng; người có trình độ trung cấp được nhận thêm 3,6 triệu đồng/người/tháng (tùy trình độ) và người lao động phổ thông được hỗ trợ 3 triệu đồng/người/tháng.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ban Giám đốc Vietcombank Hà Nội trao quà tặng cho Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Hải Phòng

Vietcombank Hà Nội trao tặng máy tính và cặp sách cho Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Hải Phòng

Nằm trong chuỗi các hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Chi nhánh tại Hà Nội (1-3-1985 - 1-3-2025), ngày 26-3 vừa qua tại Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Hải Phòng, Ban lãnh đạo Vietcombank Hà Nội cùng với các thành viên trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đã trao tặng 30 bộ máy tính, 100 chiếc cặp sách cho nhà trường.

Hỗ trợ 500 căn nhà mới, Vietjet và Vikki Digital Bank chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân

Hỗ trợ 500 căn nhà mới, Vietjet và Vikki Digital Bank chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân

Hãng hàng không Vietjet và ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) vừa trao phần quà hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.

Khánh thành 2 cây cầu Nghĩa tình quận 6 (TPHCM)

Khánh thành 2 cây cầu Nghĩa tình quận 6 (TPHCM)

Sau hơn 1 tháng thi công, 2 cây cầu do quận 6 kêu gọi tài trợ đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng. Cầu được đặt tên là Cầu nghĩa tình quận 6, TPHCM, sẽ giúp đồng bào Xơ Đăng làm du lịch.

Trao tiền hỗ trợ cho anh Ksor Hiếu

Trao tiền hỗ trợ cho anh Ksor Hiếu

Ngày 25-3, Báo SGGP đã trao 18 triệu đồng bạn đọc hỗ trợ cho anh Ksor Hiếu (sinh năm 1996, trú tại thôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Tận cùng của nỗi đau

Tận cùng của nỗi đau

Tiếng khóc trẻ con, tiếng gào thét đến xé lòng của chị Nguyễn Thị Nguyệt (ngụ ở xóm Liên Thành - một xóm miền núi thuộc xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) trong đám tang chồng khiến ai cũng buồn thương cho số phận của chị (ảnh).

Báo SGGP trao 13 triệu đồng hỗ trợ chị Hồ Thị Thương

Báo SGGP trao 13 triệu đồng hỗ trợ chị Hồ Thị Thương

Đại diện Báo SGGP tại khu vực Tây Nguyên đã đến thăm và trao 13 triệu đồng của bạn đọc hỗ trợ gia đình chị Hồ Thị Thương (33 tuổi, xã Quảng Hiệp, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk). Chị Thương là nhân vật trong bài viết “Vợ bại liệt, chồng bị tai nạn, gia đình lâm cảnh khốn cùng” đăng trên Báo SGGP ngày 17-2.

Trao tiền hỗ trợ cháu bé bị ung thư máu

Trao tiền hỗ trợ cháu bé bị ung thư máu

Báo SGGP đã thăm hỏi, động viên gia đình chị Nguyễn Thị Phúc tiếp tục điều trị cho cháu Bảo An, giúp cháu sớm khỏe mạnh. Báo cũng đã trao tiền hỗ trợ của bạn đọc để giúp gia đình có điều kiện chữa bệnh cho cháu Bảo An.

Cha bị sét đánh, bỏ lại 2 con mồ côi

Cha bị sét đánh, bỏ lại 2 con mồ côi

Theo giới thiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), ở địa phương có hoàn cảnh của 2 anh em ruột Đặng Lâm Vũ (sinh năm 2011) và Phan Thị Bảo Ngọc (sinh năm 2018) vô cùng khó khăn, rất cần được tiếp sức để đến trường.

Trao tiền hỗ trợ cho cô giáo mắc bệnh u não

Trao tiền hỗ trợ cho cô giáo mắc bệnh u não

Ngày 18-3, Báo SGGP phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai, Trường Mầm non Hoa Pơ Lang trao 15 triệu đồng bạn đọc hỗ trợ cho cô Đinh Thị Chắc (sinh năm 1991, xã Ya Hội, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai).

Hết lòng vì học sinh nghèo

Hết lòng vì học sinh nghèo

Với mô hình “Bán trú dân đưa cơm” và “Nồi canh yêu thương”, cô giáo Nguyễn Thị Thuận, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thuận (xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã nỗ lực kết nối mọi người chung tay hỗ trợ học sinh nghèo.

Bà Bùi Thị Thu Liệt và chồng

Báo SGGP trao tiền hỗ trợ các hoàn cảnh cần giúp

Đại diện Báo SGGP tại khu vực ĐBSCL vừa phối hợp với chính quyền địa phương trao 10 triệu đồng cho bà Bùi Thị Thu Liệt. Bà Liệt cùng chồng là nhân vật chính trong bài “Vợ mắc bệnh Parkinson, chồng bị tai biến” đăng trên Báo SGGP ngày 24-2.