Dự báo này cao hơn 12% so với mức dự đoán của năm ngoái. IEA tỏ ra lạc quan vì sự gia tăng mạnh mẽ của năng lượng mặt trời ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và mới nhất là Tổng thống Nga V.Putin cũng tuyên bố Nga đặt mục tiêu nâng sản lượng điện từ nguồn năng lượng sạch lên 90% vào năm 2035. Năng lượng sạch hiện tại đóng góp 84% sản lượng điện của nước này, góp phần giảm lượng khí thải ô nhiễm gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu và giúp Nga là một trong những nền kinh tế lớn có cán cân năng lượng sạch nhất.
IEA ước tính đến năm 2022, năng lượng tái tạo sẽ cung cấp 30% sản lượng điện của thế giới, so với 24% hiện nay. Giải thích về sự tăng trưởng mạnh mẽ này, IEA cho biết trong những năm gần đây, nhờ giảm chi phí đầu tư, công nghệ năng lượng tái tạo trở nên cạnh tranh hơn với nhiên liệu hóa thạch (than, khí, dầu). Báo cáo của IEA còn cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ, Mỹ sẽ phát triển mạnh về năng lượng xanh, trong khi tốc độ phát triển của ở châu Âu sẽ chậm hơn, do nhu cầu tiêu thụ thấp hơn sản lượng điện tái tạo được tạo ra.
Sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính phủ với những chính sách đồng bộ đã tạo điều kiện cho các nước châu Á phát triển điện mặt trời, giúp cân bằng nguồn năng lượng quốc gia và đảm bảo môi trường sống của người dân. Theo Cục Quản lý Năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA), năm 2016, nguồn điện mặt trời của nước này đã đạt 77,42GW, tăng gần gấp đôi năm 2015, đưa Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, điện mặt trời chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 1% trong tổng công suất điện năng của Trung Quốc. NEA dự định tăng thêm khoảng 110GW trước năm 2020. Đây là kết quả của sự hỗ trợ của chính phủ khi cung cấp những khoản vay giá rẻ cho các công ty lớn sản xuất điện mặt trời, đồng thời là giải pháp để Trung Quốc giải quyết vấn đề chất lượng không khí.
Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản đang nâng cao năng lực phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời một cách sáng tạo. Năm 2013, Nhật Bản bắt đầu khai thác nguồn năng lượng này với nhà máy điện mặt trời khổng lồ được xây dựng trên biển, sản xuất đủ điện cho khoảng 22.000 hộ gia đình. Tới nay, Nhật Bản đã xây dựng thêm 2 nhà máy điện mặt trời nổi và có kế hoạch xây dựng thêm 1 nhà máy nữa. Chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ các nghiên cứu khoa học mới trong lĩnh vực điện mặt trời, hỗ trợ tích cực cho ngành năng lượng này phát triển.
Hàn Quốc cũng có chế độ ưu đãi mới cho các nhà sản xuất và tiêu dùng năng lượng tái tạo. Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết, Seoul sẽ thực hiện một hệ thống đấu giá thị trường cạnh tranh đối với các nhà sản xuất điện mặt trời. Nhà phân phối có thể mua điện từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo thông qua đấu thầu và thỏa thuận giá cố định kéo dài 20 năm, giúp các nhà sản xuất năng lượng xanh có lợi nhuận ổn định. Ngoài hệ thống đấu thầu cạnh tranh, Hàn Quốc sẽ mở rộng trợ cấp để hỗ trợ tới 50% chi phí lắp đặt các hệ thống pin năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình và trường học.
IEA ước tính đến năm 2022, năng lượng tái tạo sẽ cung cấp 30% sản lượng điện của thế giới, so với 24% hiện nay. Giải thích về sự tăng trưởng mạnh mẽ này, IEA cho biết trong những năm gần đây, nhờ giảm chi phí đầu tư, công nghệ năng lượng tái tạo trở nên cạnh tranh hơn với nhiên liệu hóa thạch (than, khí, dầu). Báo cáo của IEA còn cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ, Mỹ sẽ phát triển mạnh về năng lượng xanh, trong khi tốc độ phát triển của ở châu Âu sẽ chậm hơn, do nhu cầu tiêu thụ thấp hơn sản lượng điện tái tạo được tạo ra.
Sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính phủ với những chính sách đồng bộ đã tạo điều kiện cho các nước châu Á phát triển điện mặt trời, giúp cân bằng nguồn năng lượng quốc gia và đảm bảo môi trường sống của người dân. Theo Cục Quản lý Năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA), năm 2016, nguồn điện mặt trời của nước này đã đạt 77,42GW, tăng gần gấp đôi năm 2015, đưa Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, điện mặt trời chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 1% trong tổng công suất điện năng của Trung Quốc. NEA dự định tăng thêm khoảng 110GW trước năm 2020. Đây là kết quả của sự hỗ trợ của chính phủ khi cung cấp những khoản vay giá rẻ cho các công ty lớn sản xuất điện mặt trời, đồng thời là giải pháp để Trung Quốc giải quyết vấn đề chất lượng không khí.
Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản đang nâng cao năng lực phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời một cách sáng tạo. Năm 2013, Nhật Bản bắt đầu khai thác nguồn năng lượng này với nhà máy điện mặt trời khổng lồ được xây dựng trên biển, sản xuất đủ điện cho khoảng 22.000 hộ gia đình. Tới nay, Nhật Bản đã xây dựng thêm 2 nhà máy điện mặt trời nổi và có kế hoạch xây dựng thêm 1 nhà máy nữa. Chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ các nghiên cứu khoa học mới trong lĩnh vực điện mặt trời, hỗ trợ tích cực cho ngành năng lượng này phát triển.
Hàn Quốc cũng có chế độ ưu đãi mới cho các nhà sản xuất và tiêu dùng năng lượng tái tạo. Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết, Seoul sẽ thực hiện một hệ thống đấu giá thị trường cạnh tranh đối với các nhà sản xuất điện mặt trời. Nhà phân phối có thể mua điện từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo thông qua đấu thầu và thỏa thuận giá cố định kéo dài 20 năm, giúp các nhà sản xuất năng lượng xanh có lợi nhuận ổn định. Ngoài hệ thống đấu thầu cạnh tranh, Hàn Quốc sẽ mở rộng trợ cấp để hỗ trợ tới 50% chi phí lắp đặt các hệ thống pin năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình và trường học.