Xử lý nghiêm khắc để chống tham nhũng

Đối với các hành vi tham nhũng, bên cạnh xử phạt nghiêm, cần tịch thu đồng tiền do tham nhũng có được. Có như vậy mới đủ sức cảnh tỉnh đối với những người manh nha tư tưởng muốn tham nhũng.

Tham nhũng là tha hóa quyền lực nhằm vơ vét tài sản nhà nước để vinh thân, thậm chí sẵn sàng đánh đổi “hy sinh đời bố để củng cố đời con”… Tham nhũng cùng với cơ chế kinh tế thị trường đang đẩy chủ nghĩa kim tiền lên ngôi, khiến một số người có chức, có quyền giàu lên một cách bất thường, nhanh chóng. Hiện tượng đó đi ngược lại với những giá trị mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng, đó là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Vì vậy, phải coi chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Khi xác định cá nhân nào vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là tham nhũng, thì phải trừng phạt nghiêm khắc. Từ đó tạo sự cảnh tỉnh, răn đe đối với toàn xã hội như lời Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã nhấn mạnh: “Chúng ta xử lý một người nhưng tạo ra sự kinh sợ một ngành, chấn động một vùng”.

Xin dẫn chứng câu chuyện cụ thể từ thời kháng chiến để thấy rõ điều này. Theo đó, năm 1948, khi nước ta phong quân hàm lần đầu, cả nước có 36 tướng lĩnh và hơn 20 đại tá. Trong số này, năm 1950, đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu (có nhiệm vụ lo vấn đề ăn, mặc, thuốc men của quân đội) bị tử hình vì tội tham ô. Chính việc xử lý nghiêm khắc, kể cả với cán bộ cao cấp thoái hóa, biến chất nêu trên mà trong suốt thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, từ khi xử lý đến năm 1975 đã không có tướng lĩnh, quan chức cao cấp nào khác bị xử lý vì tội tham ô.

Hiện nay, trong thời bình, chúng ta đã “mất” nhiều tướng lĩnh quân đội, công an cũng vì lòng tham. Kết luận của cơ quan chức năng cho thấy nhiều tướng công an, quân đội bị xử lý do vi phạm, trong đó có liên quan đến đất đai. Vì vậy, với chủ trương quyết liệt chống tham nhũng mà Đảng ta đang thực hiện thì yêu cầu xử lý nghiêm khắc, tạo sự khiếp sợ, không dám vi phạm là rất cần thiết. Điều này cũng nhằm chặn đứng lòng tham để hội chứng “vơ vét” trong Đảng không nảy nở.

Đặc biệt, bên cạnh hình phạt nghiêm khắc thì trong phòng chống tham nhũng phải có giải pháp thu hồi đến đồng tiền cuối cùng mà kẻ sai phạm chiếm đoạt, buộc họ phải trả lại đầy đủ cho Nhà nước và nhân dân. Có như thế, câu nói “hy sinh đời bố, củng cố đời con” sẽ trở thành quá khứ. Những người tham nhũng sẽ bị mất đi động cơ vi phạm.

Trong các vụ việc tham nhũng hiện nay, số tiền thất thoát lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, biện pháp xử lý chỉ là tù giam. Việc khắc phục thiệt hại về kinh tế chỉ một phần rất nhỏ như vài chục tỷ đồng, vài trăm tỷ đồng, sẽ không triệt tiêu được động cơ tham nhũng. Tình trạng tham nhũng cũng vẫn tiếp tục xảy ra. Vì vậy, tôi cho rằng cần phải tịch thu đến đồng tiền cuối cùng mà những người tham nhũng đã chiếm đoạt. Khi đó, những người tham nhũng vừa không được tiền, bị tù và mất tất cả. Có xử nghiêm như thế thì những kẻ manh nha đầu óc muốn tham nhũng nhìn vào đấy mà khiếp sợ, không dám vi phạm.

Cùng đó là yêu cầu cần phải xây dựng cơ chế, thể chế để cán bộ, đảng viên không thể tham nhũng và không dám tham nhũng, đồng thời tạo được sự lan tỏa  ra toàn xã hội. Do đó cần phải rà soát lại thể chế, hiến pháp, pháp luật và hệ thống tổ chức xem có những kẽ hở nào cần phải bịt lại. Chúng ta phải cải cách tiền lương, gắn với mô tả công việc, đảm bảo cán bộ, đảng viên đủ sống bằng lương và lo cho gia đình, tích lũy và lo cho tương lai. Đồng thời, bên cạnh việc cải cách tiền lương cũng thực hiện việc giáo dục lòng tự trọng, giàu có về vật chất nhưng phải gắn với văn minh tinh thần.

TS NGUYỄN VIỆT HÙNG
Học viện Cán bộ TPHCM

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

2 cảnh khuyển hỗ trợ đắc lực tìm kiếm nạn nhân ở Myanmar

2 cảnh khuyển hỗ trợ đắc lực tìm kiếm nạn nhân ở Myanmar

Cùng với các cán bộ, chiến sĩ Đoàn cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an tìm kiếm nạn nhân vụ động đất ở Myanmar, 2 cảnh khuyển (chó nghiệp vụ) thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động trong những ngày qua đã hỗ trợ, xác định vị trí chính xác các nạn nhân dưới đống đổ nát.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ viếng Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ viếng Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ

Trưa 3-4, đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM do đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM làm trưởng đoàn đã đến viếng linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, tại Giáo xứ Vườn Xoài (số 413 đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3, TPHCM).

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Khoảng 12 giờ trưa 3-4, các công nhân Công ty TNHH MTV Cây xanh TPHCM đang cắt trụi cành, sau đó đốn hạ một cây dầu (đánh số 6) trên đường Hùng Vương thuộc phường 4, quận 5, TPHCM.

Trong 3 năm, hơn 350 người chết vì hỏa hoạn

Trong 3 năm, hơn 350 người chết vì hỏa hoạn

Bộ Công an đã hoàn tất dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH). Hồ sơ dự thảo đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Bến cá Nghi Thủy thuộc phường Nghi Thủy (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những bến cá sầm uất nhất khu vực Bắc miền Trung. Nơi đây không chỉ đơn thuần là bến mà còn kết hợp chợ, “trên bến dưới thuyền”; là đầu mối cung cấp hải sản cho TP Vinh và các địa phương. Mỗi sáng, bến - chợ này có hàng trăm người, tàu thuyền tấp nập bán mua…

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ - người đại biểu Quốc hội luôn quan tâm đến quyền lợi chính đáng của giáo dân

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ - người đại biểu Quốc hội luôn quan tâm đến quyền lợi chính đáng của giáo dân

Trong suốt quá trình công tác của mình, linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX và X, đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên. Linh mục luôn nêu cao tinh thần tận tụy, thân ái và tận hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân.

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Rap diss (viết tắt của “disrespect” - công kích, thiếu tôn trọng) không phải là hiện tượng mới, nhưng mỗi lần xuất hiện, nó lại khơi dậy tranh luận. Khi ranh giới giữa cá tính và công kích trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ được sự hấp dẫn mà không trượt dài thành đối đầu, tiêu cực?

Đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế xả rác

Đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế xả rác

Thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp để xử lý các hành vi xả rác, tiểu bậy ra môi trường công cộng. Nhiều địa phương như TP Hà Nội, TPHCM cũng đã đưa ra nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, giám sát nhưng hiệu quả chưa cao, bộ mặt đô thị vẫn còn nhếch nhác. Nhiều ý kiến cho rằng, để giữ gìn sự sạch sẽ, văn minh, có lẽ đã đến lúc phải xử phạt mạnh tay như các quốc gia Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… áp dụng.

Khánh Hòa kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh

Khánh Hòa kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh

Tối ngày 2-4, tại Quảng trường 2 tháng 4 (TP Nha Trang), Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2-4-1975 - 2-4-2025).

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc thăm và tặng quà người có công ở Khánh Hòa

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc thăm và tặng quà người có công ở Khánh Hòa

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2-4-1975 - 2-4-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã đến thăm và tặng quà người có công với cách mạng tại tỉnh Khánh Hòa.

Triều cường dâng cao tại xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày Nam, làm nhiều tuyến đường bị ngập

ĐBSCL: Triều cường dâng cao gây ngập đường, vỡ đê bao

Chiều 2-4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Trà Vinh cho biết, lực lượng chức năng đang huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên và người dân tập trung khắc phục các đoạn đê bao bị sạt lở trên địa bàn, do triều cường gây ra vào đêm 1-4.