Phần lớn container này tồn quá 90 ngày (trên 2.200 container), số còn lại tồn 30-90 ngày.
Lãnh đạo một số cảng tại TPHCM cho biết, các đơn vị đã liên tục có kiến nghị khẩn cấp về xử lý hàng tồn đọng là hàng phế liệu nhập khẩu. Bởi những năm gần đây, tình trạng hàng tạm nhập tái xuất, hàng phế liệu (rác thải công nghiệp các loại…) thường xuyên đổ về những cảng biển lớn, trong đó có TPHCM. Tuy vậy, doanh nghiệp đứng tên trên tờ khai hàng hóa không chịu tới làm thủ tục nhận hàng, nên số hàng hóa này bị ùn ứ, vô thừa nhận nhiều hơn, nhưng cơ quan chuyên trách không đủ chứng cứ để xử phạt. Hơn nữa, chính sách cấm nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc cũng đã tác động mạnh tới các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để xuất bán sang thị trường này, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, một số nguồn tin cũng khẳng định doanh nghiệp ở một số nước phát triển thường chọn cách đẩy rác thải công nghiệp, nhựa các loại… sang các nước kém phát triển, luật pháp lỏng lẻo. Thậm chí một số nước còn có chính sách cụ thể để đưa số rác thải này ra nước ngoài, vì chi phí xử lý quá tốn kém. Chính vì vậy, lãnh đạo một số cảng đề xuất thẳng, có thể áp dụng luật giữ tàu, cũng như quy định trách nhiệm cho hãng tàu, thuyền trưởng… trong việc vận chuyển rác thải vào Việt Nam. Hiện nay, một số nước trên thế giới đã có quy định này. Trao đổi nhanh với phóng viên Báo SGGP về thực trạng hàng phế liệu tồn tại cảng, ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, cho biết, Hải quan TP cũng đã có đề xuất xử lý nghiêm tình trạng trên. Không thể để TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung trở thành bãi rác thải của thế giới. Bởi hậu quả lâu dài từ số rác thải phế liệu nói trên đến môi trường, sức khỏe người dân là vô cùng nghiêm trọng, chưa thể lường hết được.
Lãnh đạo một số cảng tại TPHCM cho biết, các đơn vị đã liên tục có kiến nghị khẩn cấp về xử lý hàng tồn đọng là hàng phế liệu nhập khẩu. Bởi những năm gần đây, tình trạng hàng tạm nhập tái xuất, hàng phế liệu (rác thải công nghiệp các loại…) thường xuyên đổ về những cảng biển lớn, trong đó có TPHCM. Tuy vậy, doanh nghiệp đứng tên trên tờ khai hàng hóa không chịu tới làm thủ tục nhận hàng, nên số hàng hóa này bị ùn ứ, vô thừa nhận nhiều hơn, nhưng cơ quan chuyên trách không đủ chứng cứ để xử phạt. Hơn nữa, chính sách cấm nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc cũng đã tác động mạnh tới các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để xuất bán sang thị trường này, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, một số nguồn tin cũng khẳng định doanh nghiệp ở một số nước phát triển thường chọn cách đẩy rác thải công nghiệp, nhựa các loại… sang các nước kém phát triển, luật pháp lỏng lẻo. Thậm chí một số nước còn có chính sách cụ thể để đưa số rác thải này ra nước ngoài, vì chi phí xử lý quá tốn kém. Chính vì vậy, lãnh đạo một số cảng đề xuất thẳng, có thể áp dụng luật giữ tàu, cũng như quy định trách nhiệm cho hãng tàu, thuyền trưởng… trong việc vận chuyển rác thải vào Việt Nam. Hiện nay, một số nước trên thế giới đã có quy định này. Trao đổi nhanh với phóng viên Báo SGGP về thực trạng hàng phế liệu tồn tại cảng, ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, cho biết, Hải quan TP cũng đã có đề xuất xử lý nghiêm tình trạng trên. Không thể để TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung trở thành bãi rác thải của thế giới. Bởi hậu quả lâu dài từ số rác thải phế liệu nói trên đến môi trường, sức khỏe người dân là vô cùng nghiêm trọng, chưa thể lường hết được.