Ở tuổi ngoài 70, bà lặng lẽ làm những công việc để giúp đỡ người khuyết tật, kết nối và chăm lo các chế độ cho những cựu tù chính trị. Với bà Khánh, học tập Bác Hồ phải bằng hành động cụ thể mỗi ngày.
Nhớ lại trận đánh ngày mùng 1 Tết Mậu Thân 1968, bà Khánh kể khi đó đội của bà đang đi xây dựng cơ sở, đến khu vực Bảy Hiền thì cậu giao liên làm nhiệm vụ dẫn đường hy sinh, trong đội của bà không ai biết đường nhưng vẫn quyết bám trụ để chiến đấu. Mùng 7 Tết, bà bị địch đẩy dần ra đến Tân Kiên (huyện Bình Chánh). “Quân của địch thì đông, lại đánh từ 4 phía, vậy mà anh em vẫn kiên cường bám trụ đánh trả từ 5 giờ sáng đến 6 giờ tối. Tôi không quên được hình ảnh nhiều đồng đội khi hy sinh vẫn ở tư thế quỳ ngắm bắn”, bà Khánh ngậm ngùi.
Sự gan dạ của bà Khánh được đồng chí Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, xúc động kể trong buổi giao lưu “Nửa thế kỷ - Một mùa xuân”: “Khi chứng kiến sự việc, tôi còn rất nhỏ, nhưng tôi khâm phục lòng dũng cảm của cô gái tuổi đôi mươi bị giặc bắt, đánh dã man, nhưng quyết không khai cơ sở nào đang nuôi giấu mình. Sau giải phóng tôi mới biết đó là cô Hoàng Thị Khánh, một nữ tù chính trị kiên cường”. Đâu chỉ một trận, trong cả tuổi thanh xuân của mình, bà Khánh không thể nhớ hết những lần bị giặc tra tấn dã man vì bà quyết chống chào cờ, không khai báo cơ sở, vận động, tập hợp bạn tù đấu tranh… Nhớ lại những gì đã trải qua, bà Khánh cười hiền lành bảo không hiểu sao mình còn sống.
Trong lần về thăm tổ chức công đoàn TPHCM nhân dịp đầu năm mới, đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã nhắc về bà Hoàng Thị Khánh. Khi đồng chí Phạm Thế Duyệt là lãnh đạo công đoàn, đi cơ sở ở quận 10 (TPHCM), lần đầu gặp cô Khánh nhưng đồng chí đã nhận định đây là người rất có tâm với công nhân lao động. “Vậy là tôi đề xuất cô Khánh về với tổ chức công đoàn. Bởi người này không làm cán bộ công đoàn thì sẽ thiệt thòi cho người lao động. Và thực tế trong suốt quá trình làm việc, cống hiến cho giai cấp công nhân, cô Khánh đã không phụ niềm tin của tôi”, đồng chí Phạm Thế Duyệt nhận xét.
Nhìn lại thời gian bà Khánh cống hiến sức mình vì công nhân lao động, ai cũng nhìn nhận bà đã dành hết tâm huyết để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân. Với bà Khánh, chỉ có sâu sát cuộc sống người lao động, cán bộ công đoàn mới hiểu và có những hành động cụ thể, thiết thực nhất.
Cũng vì cái tánh của bà, đã không nhận việc thì thôi, khi đã nhận thì phải làm cho đến nơi đến chốn. Thế nên ở cái tuổi xế chiều, bà Khánh vẫn ngày ngày chạy chiếc xe máy cà tàng đến Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và trụ sở Ban Liên lạc cựu tù chính trị để làm việc. Bản thân bà luôn có nhiều trăn trở và tìm mọi cách để biến chúng thành hiện thực. Với trăn trở làm sao để đời sống người khuyết tật được cải thiện, bà đã đưa ra nhiều hoạt động, chương trình để hỗ trợ, giúp đỡ. Mà bà không giúp họ có miếng cơm ăn, bà giúp họ có cái nghề để tự kiếm sống.
Đã 19 năm nay, bà có nhiều kiến nghị, giải pháp cụ thể để dần dần cải thiện các chế độ, chính sách giúp các cựu tù chính trị ổn định cuộc sống, có cơ hội được quay về nơi ngày xưa họ từng bị giam cầm để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh. Chính việc làm của bà đã giúp các cựu tù chính trị nhìn thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến những người đã hy sinh tuổi thanh xuân vì độc lập của Tổ quốc.
Điều bà còn trăn trở là hiện nay nhiều cán bộ lãnh đạo chưa học theo cách làm của Bác trong sử dụng con người. “Tôi nhớ Bác từng nói con người là vốn quý, con người giống cây rừng, không có gì bỏ hết. Gỗ tốt thì dùng làm tượng, kế đến có thể làm bàn thờ. Loại nào trung bình thì làm các sản phẩm gia dụng. Cây nào tệ lắm cũng có thể dùng làm củi, làm than. Vậy nên làm lãnh đạo phải biết đánh giá, nhìn nhận, để dùng người đúng vị trí, năng lực”, bà Khánh bộc bạch.
Nhớ lại trận đánh ngày mùng 1 Tết Mậu Thân 1968, bà Khánh kể khi đó đội của bà đang đi xây dựng cơ sở, đến khu vực Bảy Hiền thì cậu giao liên làm nhiệm vụ dẫn đường hy sinh, trong đội của bà không ai biết đường nhưng vẫn quyết bám trụ để chiến đấu. Mùng 7 Tết, bà bị địch đẩy dần ra đến Tân Kiên (huyện Bình Chánh). “Quân của địch thì đông, lại đánh từ 4 phía, vậy mà anh em vẫn kiên cường bám trụ đánh trả từ 5 giờ sáng đến 6 giờ tối. Tôi không quên được hình ảnh nhiều đồng đội khi hy sinh vẫn ở tư thế quỳ ngắm bắn”, bà Khánh ngậm ngùi.
Sự gan dạ của bà Khánh được đồng chí Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, xúc động kể trong buổi giao lưu “Nửa thế kỷ - Một mùa xuân”: “Khi chứng kiến sự việc, tôi còn rất nhỏ, nhưng tôi khâm phục lòng dũng cảm của cô gái tuổi đôi mươi bị giặc bắt, đánh dã man, nhưng quyết không khai cơ sở nào đang nuôi giấu mình. Sau giải phóng tôi mới biết đó là cô Hoàng Thị Khánh, một nữ tù chính trị kiên cường”. Đâu chỉ một trận, trong cả tuổi thanh xuân của mình, bà Khánh không thể nhớ hết những lần bị giặc tra tấn dã man vì bà quyết chống chào cờ, không khai báo cơ sở, vận động, tập hợp bạn tù đấu tranh… Nhớ lại những gì đã trải qua, bà Khánh cười hiền lành bảo không hiểu sao mình còn sống.
Trong lần về thăm tổ chức công đoàn TPHCM nhân dịp đầu năm mới, đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã nhắc về bà Hoàng Thị Khánh. Khi đồng chí Phạm Thế Duyệt là lãnh đạo công đoàn, đi cơ sở ở quận 10 (TPHCM), lần đầu gặp cô Khánh nhưng đồng chí đã nhận định đây là người rất có tâm với công nhân lao động. “Vậy là tôi đề xuất cô Khánh về với tổ chức công đoàn. Bởi người này không làm cán bộ công đoàn thì sẽ thiệt thòi cho người lao động. Và thực tế trong suốt quá trình làm việc, cống hiến cho giai cấp công nhân, cô Khánh đã không phụ niềm tin của tôi”, đồng chí Phạm Thế Duyệt nhận xét.
Nhìn lại thời gian bà Khánh cống hiến sức mình vì công nhân lao động, ai cũng nhìn nhận bà đã dành hết tâm huyết để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân. Với bà Khánh, chỉ có sâu sát cuộc sống người lao động, cán bộ công đoàn mới hiểu và có những hành động cụ thể, thiết thực nhất.
Cũng vì cái tánh của bà, đã không nhận việc thì thôi, khi đã nhận thì phải làm cho đến nơi đến chốn. Thế nên ở cái tuổi xế chiều, bà Khánh vẫn ngày ngày chạy chiếc xe máy cà tàng đến Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và trụ sở Ban Liên lạc cựu tù chính trị để làm việc. Bản thân bà luôn có nhiều trăn trở và tìm mọi cách để biến chúng thành hiện thực. Với trăn trở làm sao để đời sống người khuyết tật được cải thiện, bà đã đưa ra nhiều hoạt động, chương trình để hỗ trợ, giúp đỡ. Mà bà không giúp họ có miếng cơm ăn, bà giúp họ có cái nghề để tự kiếm sống.
Đã 19 năm nay, bà có nhiều kiến nghị, giải pháp cụ thể để dần dần cải thiện các chế độ, chính sách giúp các cựu tù chính trị ổn định cuộc sống, có cơ hội được quay về nơi ngày xưa họ từng bị giam cầm để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh. Chính việc làm của bà đã giúp các cựu tù chính trị nhìn thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến những người đã hy sinh tuổi thanh xuân vì độc lập của Tổ quốc.
Điều bà còn trăn trở là hiện nay nhiều cán bộ lãnh đạo chưa học theo cách làm của Bác trong sử dụng con người. “Tôi nhớ Bác từng nói con người là vốn quý, con người giống cây rừng, không có gì bỏ hết. Gỗ tốt thì dùng làm tượng, kế đến có thể làm bàn thờ. Loại nào trung bình thì làm các sản phẩm gia dụng. Cây nào tệ lắm cũng có thể dùng làm củi, làm than. Vậy nên làm lãnh đạo phải biết đánh giá, nhìn nhận, để dùng người đúng vị trí, năng lực”, bà Khánh bộc bạch.