Mùa mưa bão lại cận kề và cơ quan dự báo khí tượng cho biết sẽ có khoảng 12 - 13 cơn bão - áp thấp nhiệt đới sẽ “tấn công” trong năm 2018 này.
Theo kế hoạch, ngày 29-3, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp dự và chỉ đạo hội nghị phòng chống thiên tai toàn quốc năm 2018. Việc chủ động các phương án, kế hoạch cũng như kinh nghiệm ứng phó với thiên tai thảm họa là rất quan trọng để bảo vệ tính mạng của mỗi người dân cũng như bảo vệ cơ sở sản xuất, hạ tầng kinh tế - xã hội.
Nhưng câu chuyện vẫn được nhắc không thừa là: Tại sao năm nào cũng có các cuộc họp triển khai phương án phòng, chống mưa lũ, bão nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Thậm chí, thiệt hại năm sau lại có xu thế nặng nề, thảm khốc hơn năm trước. Khi mổ xẻ, những lý do thường được nêu ra như: dự báo không chính xác, chưa đạt yêu cầu; sự chủ quan hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo của chính quyền địa phương; nhận thức của người dân còn chưa cao hoặc do bị thiếu thông tin. Những lý do đó cho thấy, thiệt hại do mưa bão, lũ không chỉ hoàn toàn do “mẹ thiên nhiên nổi giận” (thiên tai) mà còn do “nhân tai”. Và thực tế, các nguyên nhân do con người gây ra rất nhiều.
Theo kế hoạch, ngày 29-3, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp dự và chỉ đạo hội nghị phòng chống thiên tai toàn quốc năm 2018. Việc chủ động các phương án, kế hoạch cũng như kinh nghiệm ứng phó với thiên tai thảm họa là rất quan trọng để bảo vệ tính mạng của mỗi người dân cũng như bảo vệ cơ sở sản xuất, hạ tầng kinh tế - xã hội.
Nhưng câu chuyện vẫn được nhắc không thừa là: Tại sao năm nào cũng có các cuộc họp triển khai phương án phòng, chống mưa lũ, bão nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Thậm chí, thiệt hại năm sau lại có xu thế nặng nề, thảm khốc hơn năm trước. Khi mổ xẻ, những lý do thường được nêu ra như: dự báo không chính xác, chưa đạt yêu cầu; sự chủ quan hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo của chính quyền địa phương; nhận thức của người dân còn chưa cao hoặc do bị thiếu thông tin. Những lý do đó cho thấy, thiệt hại do mưa bão, lũ không chỉ hoàn toàn do “mẹ thiên nhiên nổi giận” (thiên tai) mà còn do “nhân tai”. Và thực tế, các nguyên nhân do con người gây ra rất nhiều.
Dễ nhận ra nhất là tình trạng tàn phá rừng để khai thác gỗ, chuyển đổi rừng sang trồng cây kinh tế, làm du lịch; “vẽ” quá nhiều dự án thủy điện và quy trình tích - xả nước, vận hành liên hồ chứa không đúng khoa học, thiên về lợi ích của nhà đầu tư… Điều đáng nói là, thủy điện xuất hiện ồ ạt không chỉ san phẳng nhiều cánh rừng quý mà còn trở thành “túi bom nước” đe dọa hàng triệu người dân ở miền hạ du. Những vụ vỡ đập thủy điện hoặc xả lũ đã từng xảy ra khiến người dân miền Trung khốn khổ vì lũ dữ.
Không riêng đập thủy điện mà hàng ngàn hồ chứa thủy lợi hiện nay cũng đang là hồ tử thần rình rập mỗi khi mùa mưa bão về. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), cả nước đang có gần 7.000 hồ chứa tại 45 địa phương, trong đó có 6.600 hồ chứa thủy lợi, gần 300 hồ chứa thủy điện. Trong số này có khoảng 1.150 hồ chứa bị xuống cấp, 320 hồ chứa không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Thậm chí theo các chuyên gia, ngay cả hồ Dầu Tiếng ở tỉnh Bình Dương cũng có dấu hiệu xuống cấp. Nếu xảy ra sự cố hồ Dầu Tiếng thì toàn bộ TPHCM sẽ chìm sâu dưới hàng mét nước.
Song hành với khả năng vận hành hồ đập yếu kém là những vi phạm Luật Phòng chống thiên tai không được ngăn chặn xử lý, tiêu biểu nhất là vi phạm về đê điều đang xảy ra tràn lan trên cả nước. Hiện cả nước có gần 12.800km đê (trong đó có khoảng 2.800km đê biển và khoảng 10.000km đê sông) nhưng theo Bộ NN-PTNT, nhiều nơi có tư tưởng chủ quan khi cho rằng các hồ chứa đã cắt được lũ nên không còn lo đe dọa tới đê điều. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều nơi đê điều xuống cấp, bị xâm hại, không gian thoát lũ bị lấn chiếm.
Rõ ràng, để giảm thiểu được thiệt hại trong bối cảnh thiên tai thảm họa ngày càng khốc liệt thì cần phải giảm ngay những hệ lụy từ “nhân tai” gây ra. Giải pháp không thể chỉ triển khai vài dự án manh mún, áp dụng dăm ba giải pháp nhỏ lẻ, tổ chức vài hội nghị theo kiểu đến hẹn lại lên… mà phải thực thi một chương trình tổng thể mới mong mang lại hiệu quả lâu dài. Đó là: ngăn chặn phá rừng, trồng lại rừng phòng hộ; đầu tư cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai; đảm bảo nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền; nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo… Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Phòng chống thiên tai, Luật Thủy lợi, Luật Quy hoạch, Luật Khí tượng thủy văn. Song hành với đó là quyết tâm loại bỏ các dự án thủy điện nhỏ không an toàn và xem xét lại quy hoạch về thủy điện; xử lý nghiêm các công trình vi phạm đê điều, dòng chảy, khai thác khoáng sản trái phép. Có như vậy mới góp phần xóa bớt đi các “nhân tai” gây ra mỗi khi vào mùa bão, lũ.
Không riêng đập thủy điện mà hàng ngàn hồ chứa thủy lợi hiện nay cũng đang là hồ tử thần rình rập mỗi khi mùa mưa bão về. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), cả nước đang có gần 7.000 hồ chứa tại 45 địa phương, trong đó có 6.600 hồ chứa thủy lợi, gần 300 hồ chứa thủy điện. Trong số này có khoảng 1.150 hồ chứa bị xuống cấp, 320 hồ chứa không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Thậm chí theo các chuyên gia, ngay cả hồ Dầu Tiếng ở tỉnh Bình Dương cũng có dấu hiệu xuống cấp. Nếu xảy ra sự cố hồ Dầu Tiếng thì toàn bộ TPHCM sẽ chìm sâu dưới hàng mét nước.
Song hành với khả năng vận hành hồ đập yếu kém là những vi phạm Luật Phòng chống thiên tai không được ngăn chặn xử lý, tiêu biểu nhất là vi phạm về đê điều đang xảy ra tràn lan trên cả nước. Hiện cả nước có gần 12.800km đê (trong đó có khoảng 2.800km đê biển và khoảng 10.000km đê sông) nhưng theo Bộ NN-PTNT, nhiều nơi có tư tưởng chủ quan khi cho rằng các hồ chứa đã cắt được lũ nên không còn lo đe dọa tới đê điều. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều nơi đê điều xuống cấp, bị xâm hại, không gian thoát lũ bị lấn chiếm.
Rõ ràng, để giảm thiểu được thiệt hại trong bối cảnh thiên tai thảm họa ngày càng khốc liệt thì cần phải giảm ngay những hệ lụy từ “nhân tai” gây ra. Giải pháp không thể chỉ triển khai vài dự án manh mún, áp dụng dăm ba giải pháp nhỏ lẻ, tổ chức vài hội nghị theo kiểu đến hẹn lại lên… mà phải thực thi một chương trình tổng thể mới mong mang lại hiệu quả lâu dài. Đó là: ngăn chặn phá rừng, trồng lại rừng phòng hộ; đầu tư cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai; đảm bảo nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền; nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo… Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Phòng chống thiên tai, Luật Thủy lợi, Luật Quy hoạch, Luật Khí tượng thủy văn. Song hành với đó là quyết tâm loại bỏ các dự án thủy điện nhỏ không an toàn và xem xét lại quy hoạch về thủy điện; xử lý nghiêm các công trình vi phạm đê điều, dòng chảy, khai thác khoáng sản trái phép. Có như vậy mới góp phần xóa bớt đi các “nhân tai” gây ra mỗi khi vào mùa bão, lũ.