Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng năm 1930 – 1931 ở nước ta, được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 tại ngã ba Bến Thủy, thành phố Vinh của công nhân nhà máy Trường Thi, diêm Bến Thủy và nông dân các huyện Hưng Yên, Nghi Lộc, Thanh Chương. Giặc Pháp và tay sai đã đàn áp dã man những cuộc xuống đường này.
Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng năm 1930 – 1931 ở nước ta, được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 tại ngã ba Bến Thủy, thành phố Vinh của công nhân nhà máy Trường Thi, diêm Bến Thủy và nông dân các huyện Hưng Yên, Nghi Lộc, Thanh Chương. Giặc Pháp và tay sai đã đàn áp dã man những cuộc xuống đường này.

Ngày 30-8-1930, 3.000 nông dân các huyện Nam Đàn vũ trang kéo lên huyện đốt giấy tờ, phá nhà lao. Ngày 1-9, 2 vạn nông dân Thanh Chương bao vây huyện đường. Cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở Diễn Châu, Can Lộc, Anh Sơn, Nghi Lộc và đỉnh cao là cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên với sự ra đời của Ủy ban Xô Viết ngày 12-9-1930.

Khí thế của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chỉ trong tháng 9 và tháng 10-1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh. Sự xuất hiện các Xô Viết làm chức năng chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo đã phát triển ở nhiều vùng rộng lớn trong 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ngày 19-2-1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong báo cáo gửi lên Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản về cuộc đấu tranh ở Nghệ Tĩnh đã khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, dồn binh… đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ Tĩnh”. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có thể xem là cuộc tổng diễn tập đầu tiên để Tổng khởi nghĩa tháng 8 diễn ra thành công trong cả nước.

N.P.

Tin cùng chuyên mục