8 người thiệt mạng vì tiết kiệm 12 triệu?
Tại phiên xét xử, trả lời câu hỏi của luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương), bị cáo Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh) cho biết từng đề nghị thay cả 4 màng lọc RO trong hệ thống lọc nước phục vụ chạy thận nhưng bệnh viện không đồng ý, chỉ cho thay 2 màng lọc và tẩy rửa 2 màng còn lại. Luật sư Lê Văn Thiệp tiếp tục hỏi bị cáo Bùi Mạnh Quốc: “Nếu thay cả 4 màng lọc, bị cáo sẽ không phải dùng axit để tẩy rửa, như vậy sẽ không có ai chết?”. Nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh cho biết: “Thay cả 4 màng lọc sẽ không phải dùng axit để tẩy rửa nhưng chi phí sẽ tăng thêm khoảng 12 triệu đồng...”.
Trong khi đó, các luật sư tiếp tục hỏi những cá nhân liên quan về hợp đồng giữa Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn và Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh. Đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn có mặt tại tòa khẳng định: “Trách nhiệm của công ty đã hoàn thành. Nguyên nhân xảy ra sự cố tai biến chạy thận là do phía bệnh viện vận hành hệ thống khi đang sửa chữa”.
Sự cố không do bác sĩ
Trả lời hội đồng xét xử (HĐXX) và các luật sư về việc có được phân công phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo hay không, bác sĩ Hoàng Công Lương tiếp tục khẳng định không được giao giữ chức vụ gì trong khoa cũng như ở đơn nguyên thận nhân tạo và nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong không liên quan đến vấn đề trách nhiệm và chuyên môn của bản thân. “Nguyên nhân xảy ra sự cố là do tồn dư hóa chất trong hệ thống lọc RO, không thuộc trách nhiệm của các bác sĩ”, bác sĩ Lương nói.
Bác sĩ Lương cũng cho biết, trong tờ khai của ông Hoàng Đình Khiếu (Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực) về phần phân công nhiệm vụ đối với bị cáo, một số nội dung phân công công việc không đúng với nhiệm vụ thực tế của bản thân. Về cuốn sổ giao ban cuối năm 2015 của khoa, bác sĩ Lương cho biết nội dung cuốn sổ là bình bầu cuối năm, trong đó có phần phân công nhiệm vụ cho bị cáo và một số người khác trong khoa. Tuy nhiên, bác sĩ Lương không nhớ phần phân công nhiệm vụ cho mình.
Trước lời khai trên của bác sĩ Lương, luật sư đề nghị HĐXX cho được hỏi thêm ông Hoàng Đình Khiếu để đối chất nhưng ông Khiếu đã không có mặt tại phiên tòa. Trong khi đó, trước tòa, điều dưỡng Nguyễn Thu Hằng cho biết có tham gia cuộc họp giao ban cuối năm 2015, nội dung họp là đánh giá viên chức cuối năm. Điều dưỡng Hằng cũng cho hay: “Ngoài công tác chăm sóc điều dưỡng, được giao thêm một số công việc hành chính như chấm công, ký đề xuất, giấy tờ liên quan đến việc sửa chữa, nhận trang thiết bị về khoa, đại diện nhận tài sản về khoa, song mọi người đều có trách nhiệm bảo quản”. Tuy nhiên, điều dưỡng Hằng cho biết bản thân không nhận được quyết định hay thông báo của bệnh viện hay khoa về kiểm tra trang thiết bị trước khi đưa vào sử dụng cho bệnh nhân. Cũng được mời lên đối chất, điều dưỡng Đỗ Thị Điệp cho biết không được tham gia đầy đủ cuộc họp giao ban cuối năm 2015.
Luật sư tiếp tục xét hỏi đại diện được ủy quyền của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Vị đại diện này cho biết trách nhiệm sửa chữa, bàn giao và nhận thiết bị, trong quy định giám đốc giao cho phòng vật tư, không phải của bác sĩ điều trị. Vị đại diện này cũng cho biết, vụ tai biến xảy ra có nguyên nhân phần lớn do “lỗ hổng quy trình” và “lựa chọn nhà thầu” không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cũng cho biết không hề có văn bản nào phân công bác sĩ Lương phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo.
Tại phiên xét xử, trả lời câu hỏi của luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương), bị cáo Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh) cho biết từng đề nghị thay cả 4 màng lọc RO trong hệ thống lọc nước phục vụ chạy thận nhưng bệnh viện không đồng ý, chỉ cho thay 2 màng lọc và tẩy rửa 2 màng còn lại. Luật sư Lê Văn Thiệp tiếp tục hỏi bị cáo Bùi Mạnh Quốc: “Nếu thay cả 4 màng lọc, bị cáo sẽ không phải dùng axit để tẩy rửa, như vậy sẽ không có ai chết?”. Nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh cho biết: “Thay cả 4 màng lọc sẽ không phải dùng axit để tẩy rửa nhưng chi phí sẽ tăng thêm khoảng 12 triệu đồng...”.
Trong khi đó, các luật sư tiếp tục hỏi những cá nhân liên quan về hợp đồng giữa Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn và Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh. Đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn có mặt tại tòa khẳng định: “Trách nhiệm của công ty đã hoàn thành. Nguyên nhân xảy ra sự cố tai biến chạy thận là do phía bệnh viện vận hành hệ thống khi đang sửa chữa”.
Sự cố không do bác sĩ
Trả lời hội đồng xét xử (HĐXX) và các luật sư về việc có được phân công phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo hay không, bác sĩ Hoàng Công Lương tiếp tục khẳng định không được giao giữ chức vụ gì trong khoa cũng như ở đơn nguyên thận nhân tạo và nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong không liên quan đến vấn đề trách nhiệm và chuyên môn của bản thân. “Nguyên nhân xảy ra sự cố là do tồn dư hóa chất trong hệ thống lọc RO, không thuộc trách nhiệm của các bác sĩ”, bác sĩ Lương nói.
Bác sĩ Lương cũng cho biết, trong tờ khai của ông Hoàng Đình Khiếu (Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực) về phần phân công nhiệm vụ đối với bị cáo, một số nội dung phân công công việc không đúng với nhiệm vụ thực tế của bản thân. Về cuốn sổ giao ban cuối năm 2015 của khoa, bác sĩ Lương cho biết nội dung cuốn sổ là bình bầu cuối năm, trong đó có phần phân công nhiệm vụ cho bị cáo và một số người khác trong khoa. Tuy nhiên, bác sĩ Lương không nhớ phần phân công nhiệm vụ cho mình.
Trước lời khai trên của bác sĩ Lương, luật sư đề nghị HĐXX cho được hỏi thêm ông Hoàng Đình Khiếu để đối chất nhưng ông Khiếu đã không có mặt tại phiên tòa. Trong khi đó, trước tòa, điều dưỡng Nguyễn Thu Hằng cho biết có tham gia cuộc họp giao ban cuối năm 2015, nội dung họp là đánh giá viên chức cuối năm. Điều dưỡng Hằng cũng cho hay: “Ngoài công tác chăm sóc điều dưỡng, được giao thêm một số công việc hành chính như chấm công, ký đề xuất, giấy tờ liên quan đến việc sửa chữa, nhận trang thiết bị về khoa, đại diện nhận tài sản về khoa, song mọi người đều có trách nhiệm bảo quản”. Tuy nhiên, điều dưỡng Hằng cho biết bản thân không nhận được quyết định hay thông báo của bệnh viện hay khoa về kiểm tra trang thiết bị trước khi đưa vào sử dụng cho bệnh nhân. Cũng được mời lên đối chất, điều dưỡng Đỗ Thị Điệp cho biết không được tham gia đầy đủ cuộc họp giao ban cuối năm 2015.
Luật sư tiếp tục xét hỏi đại diện được ủy quyền của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Vị đại diện này cho biết trách nhiệm sửa chữa, bàn giao và nhận thiết bị, trong quy định giám đốc giao cho phòng vật tư, không phải của bác sĩ điều trị. Vị đại diện này cũng cho biết, vụ tai biến xảy ra có nguyên nhân phần lớn do “lỗ hổng quy trình” và “lựa chọn nhà thầu” không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cũng cho biết không hề có văn bản nào phân công bác sĩ Lương phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo.
Trong ngày xét xử thứ 3 của vụ án, HĐXX không chấp nhận cho chuyên gia Bùi Nghĩa Thịnh (Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM) được trình bày về nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước RO trong chạy thận nhằm góp phần làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến hệ thống, quy trình lắp đặt máy lọc nước đảm bảo theo tiêu chuẩn. Trong khi đó, Luật sư Đỗ Quốc Quyền (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), đại diện ủy quyền cho ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình), lại vắng mặt tại tòa.