Xem xét trách nhiệm nhà thầu chậm trễ thi công công trình chống sạt lở bán đảo Thanh Đa

Sở GTVT TPHCM yêu cầu khẩn trương xem xét trách nhiệm của nhà thầu thi công và các đơn vị có liên quan trong việc chậm trễ thi công công trình chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 3 (quận Bình Thạnh).

Ngày 23-1, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Hoà An yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố (Ban giao thông) khẩn trương xem xét trách nhiệm của nhà thầu thi công và các đơn vị có liên quan trong việc chậm trễ thi công công trình chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 3 (quận Bình Thạnh).

23-1-ke-1386.jpeg
Khẩn trương xem xét trách nhiệm của nhà thầu thi công và các đơn vị có liên quan trong việc chậm trễ thi công công trình chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 3. Ảnh: QUỐC HÙNG

Qua quá trình kiểm tra, các bên ghi nhận đối với gói thầu số 8, các hạng mục công trình đã thi công hoàn thành; đơn vị thi công đang dọn dẹp vệ sinh tổng thể công trình; vệ sinh mái kè, chỉnh sửa các nắp hố ga thoát nước, san phẳng đất bồn hoa dọc kè. Qua báo cáo của chủ đầu tư, nhà thầu thi công đang phối hợp với tư vấn giám sát hoàn thiện hồ sơ quản lý chất lượng thi công công trình để nghiệm thu, đưa vào sử dụng.

Đối với gói thầu số 11, trên phạm vi công trình, nhà thầu thi công không có thiết bị máy móc, nhân lực, vật tư để triển khai thi công công trình. Theo báo cáo của Ban Giao thông, tư vấn giám sát, đơn vị thi công đã hoàn thành 502/852m và ngưng thi công từ tháng 6-2022. Mặt bằng thi công đã được bàn giao từ tháng 6-2022 nhưng đơn vị thi công vẫn không bố trí máy móc, thiết bị, nhân lực và vật tư để triển khai thi công công trình.

Sở GTVT TP nhận thấy tiến độ triển khai thực hiện dự án chậm so với quy định, số lượng nhân lực, máy thi công không đáp ứng đúng yêu cầu theo hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Việc chậm triển khai thi công công trình đã gây ảnh hưởng đến mục tiêu phòng tránh sạt lở cấp bách, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cột điện...) trong khu vực. Đặc biệt, việc này còn gây mất niềm tin của các hộ dân đã nghiêm túc chấp hành, bàn giao mặt bằng để thi công công trình.

Theo sở này, từ năm 2020 đến nay, sở đã có rất nhiều văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng đến nay việc thi công công trình vẫn không có sự chuyển biến. Trong khi đó, kế hoạch vốn được giao cho công trình chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 3 là hơn 170 tỷ đồng. Sở GTVT nhận thấy tiến độ thi công như hiện nay sẽ không bảo đảm việc giải ngân theo kế hoạch vốn được giao.

Trước tình hình trên, Sở GTVT đề nghị chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các ý kiến của sở trong các công văn trước đó về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình, bảo đảm tiến độ công trình xây dựng kè chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn TP...

Đồng thời, khẩn trương xem xét trách nhiệm của nhà thầu thi công và các đơn vị có liên quan trong việc chậm trễ thi công, xử lý theo các điều khoản của hợp đồng và quy định của pháp luật. Ban Giao thông chịu trách nhiệm trong việc chậm trễ thi công dẫn đến phải điều chỉnh dự án (thời gian thực hiện, điều chỉnh thiết kế, tổng mức đầu tư...).

Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TPHCM) với tổng chiều dài khoảng 9,5km, tổng kinh phí 1.342 tỷ đồng, được phê duyệt từ năm 2006, triển khai từ năm 2016. Đến nay, mới chỉ có đoạn 1 đã hoàn tất công tác thi công. Trước đó, hồi giữa năm 2023, chủ đầu tư cũng ngưng hợp đồng với nhà thầu thi công đoạn 2 và đoạn 4 của dự án do không triển khai thi công các hạng mục theo hợp đồng đã ký kết.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Khoảng 12 giờ trưa 3-4, các công nhân Công ty TNHH MTV Cây xanh TPHCM đang cắt trụi cành, sau đó đốn hạ một cây dầu (đánh số 6) trên đường Hùng Vương thuộc phường 1, quận 10, TPHCM.

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Để hoàn thành mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan quản lý cần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Nhà ở quốc gia và thu hút doanh nghiệp đầu tư hợp lý hơn.

Nạo vét bùn đất, làm sạch sông Tô Lịch

Làm việc xuyên đêm, “hồi sinh” sông Tô Lịch

Thực hiện kế hoạch thoát nước năm 2025 và góp phần cải tạo sông Tô Lịch, những ngày này, nhiều công nhân, cán bộ của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang nỗ lực, khẩn trương nạo vét bùn đất để khơi thông dòng chảy lòng sông Tô Lịch.

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Sau khi đăng bài “Làm mới vỉa hè, "bức tử" cây xanh”, Báo SGGP đã nhận được phản ánh của người dân ở phường 13, quận 5, TPHCM về việc đơn vị thi công cải tạo Công viên Thăng Long đã đốn hạ nhiều cây xanh.

Dự án 39-39B Bến Vân Đồn (quận 4, TPHCM) là một trong những dự án được gỡ vướng theo Nghị quyết 170. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Kiến nghị cách xác định tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 170

Góp ý dự thảo nghị định hướng dẫn Nghị quyết 170/2024/QH15 của Quốc hội, doanh nghiệp đề xuất sửa đổi nội dung đối với trường hợp tiền sử dụng đất xác định lại nhỏ hơn tiền sử dụng đất đã tạm nộp, không hoàn trả khoản tiền chênh lệch.

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Liên quan việc đốn hạ 17 cây lim xẹt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn trước Công viên Tao Đàn quận 1), chiều 24-3, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Giao thông Công chánh (GTCC) cho biết, việc thi công đào vỉa hè đã làm đứt rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng bám đất của cây. Nền đất bị hư hỏng làm mất kết cấu dẫn đến tình trạng cây bị nghiêng, cùng với đó một số cây bị sâu bệnh, mục gốc, tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ vào mùa mưa, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ, trồng thêm cây xanh

Cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ, trồng thêm cây xanh

Sáng 24-3, trước thông tin về việc dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ (ở quận Hoàn Kiếm), sẽ phải di chuyển nhiều cây xanh lâu năm tại khu vực, UBND quận Hoàn Kiếm đã có thông tin báo chí làm rõ về việc thực hiện dự án này.

Hà Nội áp dụng cơ chế "đặc biệt" để làm nhanh nhất quảng trường - công viên phía Đông hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội áp dụng cơ chế "đặc biệt" để làm nhanh nhất quảng trường - công viên phía Đông hồ Hoàn Kiếm

TP Hà Nội chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo cho dự án đầu tư xây dựng quảng trường - công viên khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm không bị ngừng trệ bởi bất kỳ khó khăn, vướng mắc thường gặp nào đối với một dự án đầu tư công, có sử dụng đất, để thực hiện trong thời gian ngắn nhất.