Siết chặt kỷ cương, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân, chống đế quốc và chống xâm lược ở hai đầu Tổ quốc, cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước, đem lại tự do cho dân tộc và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đó là tất yếu lịch sử, là tuân theo quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm văn hiến.
Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh thành tựu là chủ yếu, lớn lao và cơ bản, nước ta không tránh khỏi một số bất cập và yếu kém. Những bất cập, yếu kém đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng trước hết là nguyên nhân từ sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý xã hội của Nhà nước ta.
Nguyên tắc cơ bản của nước ta là: “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” và “Nhân dân làm chủ chủ yếu bằng nhà nước và bằng các đoàn thể quần chúng”. Bác Hồ cũng đã từng nói: “Nước lấy dân làm gốc/Gốc có vững cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Đảng lãnh đạo Nhà nước trước tiên và quan trọng hơn hết là lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ. Vì vậy, xin kiến nghị Trung ương nhanh chóng kiện toàn tổ chức, cơ cấu đại biểu, nâng cao chức trách nhiệm vụ Quốc hội, đề cao vai trò Quốc hội để xây dựng một xã hội nhân dân làm chủ thực sự, thượng tôn pháp luật, kỷ cương kỷ luật nghiêm minh, khắc phục triệt để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, xây dựng cho được một Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, tiến tới pháp quyền xã hội chủ nghĩa đích thực.
Chính phủ đã có nhiều bước đi tích cực rất mạnh mẽ theo hướng kiến tạo. Nhân dân kỳ vọng Chính phủ quyết liệt hơn nữa thực thi pháp luật, đưa hoạt động kinh tế - xã hội vào ổn định và lành mạnh. Môi trường sống ổn định và môi trường kinh doanh lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Tạo mọi điều kiện để dân tham gia công việc chung
Đổi mới thể chế nhà nước phải dựa trên cơ sở xây dựng một Nhà nước thật sự “của dân, do dân, vì dân” mà đỉnh cao của nó chính là một Nhà nước phục vụ! Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ đã để thì giờ viết quyển “Sửa đổi lối làm việc” ngay sau khi thành lập Chính phủ cùng hệ thống chính quyền cách mạng và trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, giữa bộn bề công việc (tháng 10-1947). Bác Hồ đã căn dặn cán bộ đảng viên “là người lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, “công chức là công bộc” của nhân dân. Đó chính là tư tưởng chỉ đạo cho nhà nước hiện đại mà thế giới ngày nay đang hướng đến: một Nhà nước phục vụ, lấy dân làm gốc.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân, chống đế quốc và chống xâm lược ở hai đầu Tổ quốc, cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước, đem lại tự do cho dân tộc và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đó là tất yếu lịch sử, là tuân theo quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm văn hiến.
Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh thành tựu là chủ yếu, lớn lao và cơ bản, nước ta không tránh khỏi một số bất cập và yếu kém. Những bất cập, yếu kém đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng trước hết là nguyên nhân từ sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý xã hội của Nhà nước ta.
Nguyên tắc cơ bản của nước ta là: “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” và “Nhân dân làm chủ chủ yếu bằng nhà nước và bằng các đoàn thể quần chúng”. Bác Hồ cũng đã từng nói: “Nước lấy dân làm gốc/Gốc có vững cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Đảng lãnh đạo Nhà nước trước tiên và quan trọng hơn hết là lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ. Vì vậy, xin kiến nghị Trung ương nhanh chóng kiện toàn tổ chức, cơ cấu đại biểu, nâng cao chức trách nhiệm vụ Quốc hội, đề cao vai trò Quốc hội để xây dựng một xã hội nhân dân làm chủ thực sự, thượng tôn pháp luật, kỷ cương kỷ luật nghiêm minh, khắc phục triệt để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, xây dựng cho được một Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, tiến tới pháp quyền xã hội chủ nghĩa đích thực.
Chính phủ đã có nhiều bước đi tích cực rất mạnh mẽ theo hướng kiến tạo. Nhân dân kỳ vọng Chính phủ quyết liệt hơn nữa thực thi pháp luật, đưa hoạt động kinh tế - xã hội vào ổn định và lành mạnh. Môi trường sống ổn định và môi trường kinh doanh lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Tạo mọi điều kiện để dân tham gia công việc chung
Đổi mới thể chế nhà nước phải dựa trên cơ sở xây dựng một Nhà nước thật sự “của dân, do dân, vì dân” mà đỉnh cao của nó chính là một Nhà nước phục vụ! Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ đã để thì giờ viết quyển “Sửa đổi lối làm việc” ngay sau khi thành lập Chính phủ cùng hệ thống chính quyền cách mạng và trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, giữa bộn bề công việc (tháng 10-1947). Bác Hồ đã căn dặn cán bộ đảng viên “là người lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, “công chức là công bộc” của nhân dân. Đó chính là tư tưởng chỉ đạo cho nhà nước hiện đại mà thế giới ngày nay đang hướng đến: một Nhà nước phục vụ, lấy dân làm gốc.
Doanh nghiệp gửi biểu mẫu đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa quy định Nhà nước nước ta có hai chức năng: quản lý hành chính nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh. Do đó phải tách hai chức năng đó một cách rạch ròi trong chỉ đạo thực tiễn. Các bộ ngành Chính phủ cần tập trung làm đúng chức năng thứ nhất là hành chính nhà nước, triển khai thi hành luật pháp, ban hành quy định pháp luật theo thẩm quyền, kiểm tra đôn đốc, tổng kết rút kinh nghiệm, chỉ đạo thực tiễn. Nhà nước phải giám sát và kiểm tra kiểm soát hoạt động thị trường, bằng nhiều biện pháp để phát huy được hiệu quả mà chống được độc đoán áp đặt hoặc tình trạng buông lỏng, tự phát. Đối với chức năng thứ hai là xây dựng kinh tế, một mặt cần thiết phải nghiên cứu phương thức sản xuất mới phù hợp giai đoạn hiện nay và định hướng cho tương lai. Mặt khác, Chính phủ cần thành lập một cơ quan chuyên trách và cử người lãnh đạo có đủ năng lực và đạo đức, có thực quyền, chuyên trách quản lý sản xuất kinh doanh để tập trung xây dựng kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp vốn nhà nước, các doanh nghiệp mang tính chất tài sản công trong môi trường mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng. Từ quản lý nặng về cai trị, sang Chính phủ kiến tạo, chính quyền vì dân, trước hết cần phải cải cách bộ máy hành chính, đổi mới cơ chế quản lý điều hành nhà nước. Minh bạch, công khai là một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định trong quản lý điều hành Chính phủ kiến tạo, tạo điều kiện để nhân dân tham gia công việc chung. Nhanh chóng xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời xây dựng cho được một môi trường làm việc tích cực, dân chủ, đoàn kết, thân thiện, khuyến khích sáng tạo để tạo động lực cho cán bộ công chức thi hành công vụ. Với ý thức trách nhiệm của một đảng viên gần 60 tuổi Đảng, tôi tha thiết được góp vài lời tâm huyết xây dựng Đảng, nhân kỷ niệm ngày 3-2 quang vinh!