Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre chủ trì phối hợp thực hiện với các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An. Đến nay, đã có gần 200 nông dân các tỉnh trên tham gia, tổng diện tích 100ha, trồng các loại cây sầu riêng, bưởi, xoài, mít theo tiêu chuẩn VietGAP, có truy xuất nguồn gốc.
Trong đó, Bến Tre có 50ha (20ha mô hình thâm canh bưởi da xanh và 30ha mô hình thâm canh sầu riêng); Tiền Giang có 20ha mô hình thâm canh sầu riêng; Long An có 15ha mô hình thâm canh mít; Đồng Tháp có 15ha mô hình thâm canh xoài.
Trong giai đoạn 2022-2024, phấn đấu sản xuất 400ha cây ăn trái chuẩn VietGAP, nâng cao năng suất từ 10% trở lên so với ngoài mô hình và kết nối với các dự án tạo vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc và chứng nhận VietGAP.
Song song đó, xây dựng 4 mô hình HTX tổ chức quản lý sản xuất liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả kinh tế của mô hình từ 15% trở lên so với sản xuất đại trà và nhân rộng từ 20% trở lên so với quy mô dự án được duyệt…