Hiện các cơ quan chức năng đang phối hợp để chọn lựa phương thức đầu tư thích hợp cho phân đoạn 3 và 4 thuộc dự án Vành đai 3.
Dự án quan trọng
Một khi hoàn tất thi công xây dựng và đưa vào khai thác, đường Vành đai 3 sẽ có chức năng phân luồng từ xa, kết nối các tuyến giao thông xuyên tâm, giảm phương tiện đi vào nội đô, góp phần quan trọng và căn cơ để giảm ùn tắc giao thông cho TPHCM. Không những thế, việc xây dựng đường Vành đai 3 cũng nhằm cải thiện sự kết nối giữa các tỉnh, thành phố và khu vực lân cận TPHCM, nằm trong chương trình liên kết vùng như các tỉnh Bình Dương, Long An và Đồng Nai, qua đó giúp giảm chi phí vận tải và thời gian lưu thông hành khách và thông thương hàng hóa trong khu vực. Một khi đưa vào khai thác, tuyến Vành đai 3 cũng góp phần giảm tải cho các tuyến đường huyết mạch khác và cung cấp năng lực vận tải cần thiết cho khu vực rộng lớn. Ngoài ra, dự án Vành đai 3 cũng sẽ kết nối với 2 nút giao khác mức đang được thi công tại huyện Bến Lức (tỉnh Long An), thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành để tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh.
Theo đánh giá của tư vấn lập dự án, dưới góc độ nền kinh tế quốc gia, dự án Vành đai 3 sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn, không chỉ cho người tham gia giao thông mà còn đem lại lợi ích cho hàng loạt hoạt động kinh tế - xã hội ở các khu vực ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp của dự án. Nếu như lợi ích lớn từ sự phát triển giao thông gắn kết ở các khu vực dọc tuyến đường là rõ ràng, thì lợi ích kinh tế của dự án chủ yếu bắt nguồn từ việc tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện giao thông và tiết kiệm thời gian lưu thông của các phương tiện trong tương lai.
Toàn dự án Vành đai 3 được chia ra làm nhiều đoạn. Đến thời điểm hiện nay, các đoạn 1, đoạn 2 và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành của dự án Vành đai 3 đang được triển khai đầu tư xây dựng.
Chờ chốt phương án đầu tư
Thế nhưng, toàn bộ dự án Vành đai 3 chỉ được khép kín nếu triển khai xây dựng tiếp 2 phân đoạn còn lại là đoạn 3 từ huyện Bến Lức đến quốc lộ 22 và đoạn 4 từ quốc lộ 22 đến thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Theo đại diện của ban quản lý dự án là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM), có 2 vấn đề chính đang chờ cấp thẩm quyền giải quyết trước khi triển khai xây dựng đoạn 3 và đoạn 4; đó là hiện vẫn chưa xác định được nguồn vốn và hình thức đầu tư cho 2 phân đoạn cuối của Vành đai 3.
Về phần mình, Sở GTVT TPHCM đã có đề xuất cho vấn đề này. Theo lãnh đạo Sở GTVT TP, căn cứ vào nội dung chỉ đạo của UBND TPHCM tại Kế hoạch số 8127/KH-UBND ngày 29-12-2017 về kế hoạch triển khai các nội dung, đề án thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, Sở GTVT đã xây dựng xong dự thảo đề xuất phương án triển khai đường Vành đai 3 bằng phương thức chuyển đổi nguồn vốn và hợp tác công tư. Trong khi đó, vào giữa tháng 2 vừa qua, CIPM cũng đã trình lên Bộ GTVT bản thẩm định dự án đầu tư.
Tin mới nhất cho biết, Bộ GTVT đang tổ chức lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương liên quan, bao gồm: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, các địa phương có dự án đi qua là TPHCM, Bình Dương và Long An. Công đoạn thẩm định dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng tới.
Dự án quan trọng
Một khi hoàn tất thi công xây dựng và đưa vào khai thác, đường Vành đai 3 sẽ có chức năng phân luồng từ xa, kết nối các tuyến giao thông xuyên tâm, giảm phương tiện đi vào nội đô, góp phần quan trọng và căn cơ để giảm ùn tắc giao thông cho TPHCM. Không những thế, việc xây dựng đường Vành đai 3 cũng nhằm cải thiện sự kết nối giữa các tỉnh, thành phố và khu vực lân cận TPHCM, nằm trong chương trình liên kết vùng như các tỉnh Bình Dương, Long An và Đồng Nai, qua đó giúp giảm chi phí vận tải và thời gian lưu thông hành khách và thông thương hàng hóa trong khu vực. Một khi đưa vào khai thác, tuyến Vành đai 3 cũng góp phần giảm tải cho các tuyến đường huyết mạch khác và cung cấp năng lực vận tải cần thiết cho khu vực rộng lớn. Ngoài ra, dự án Vành đai 3 cũng sẽ kết nối với 2 nút giao khác mức đang được thi công tại huyện Bến Lức (tỉnh Long An), thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành để tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh.
Theo đánh giá của tư vấn lập dự án, dưới góc độ nền kinh tế quốc gia, dự án Vành đai 3 sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn, không chỉ cho người tham gia giao thông mà còn đem lại lợi ích cho hàng loạt hoạt động kinh tế - xã hội ở các khu vực ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp của dự án. Nếu như lợi ích lớn từ sự phát triển giao thông gắn kết ở các khu vực dọc tuyến đường là rõ ràng, thì lợi ích kinh tế của dự án chủ yếu bắt nguồn từ việc tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện giao thông và tiết kiệm thời gian lưu thông của các phương tiện trong tương lai.
Toàn dự án Vành đai 3 được chia ra làm nhiều đoạn. Đến thời điểm hiện nay, các đoạn 1, đoạn 2 và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành của dự án Vành đai 3 đang được triển khai đầu tư xây dựng.
Chờ chốt phương án đầu tư
Thế nhưng, toàn bộ dự án Vành đai 3 chỉ được khép kín nếu triển khai xây dựng tiếp 2 phân đoạn còn lại là đoạn 3 từ huyện Bến Lức đến quốc lộ 22 và đoạn 4 từ quốc lộ 22 đến thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Theo đại diện của ban quản lý dự án là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM), có 2 vấn đề chính đang chờ cấp thẩm quyền giải quyết trước khi triển khai xây dựng đoạn 3 và đoạn 4; đó là hiện vẫn chưa xác định được nguồn vốn và hình thức đầu tư cho 2 phân đoạn cuối của Vành đai 3.
Về phần mình, Sở GTVT TPHCM đã có đề xuất cho vấn đề này. Theo lãnh đạo Sở GTVT TP, căn cứ vào nội dung chỉ đạo của UBND TPHCM tại Kế hoạch số 8127/KH-UBND ngày 29-12-2017 về kế hoạch triển khai các nội dung, đề án thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, Sở GTVT đã xây dựng xong dự thảo đề xuất phương án triển khai đường Vành đai 3 bằng phương thức chuyển đổi nguồn vốn và hợp tác công tư. Trong khi đó, vào giữa tháng 2 vừa qua, CIPM cũng đã trình lên Bộ GTVT bản thẩm định dự án đầu tư.
Tin mới nhất cho biết, Bộ GTVT đang tổ chức lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương liên quan, bao gồm: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, các địa phương có dự án đi qua là TPHCM, Bình Dương và Long An. Công đoạn thẩm định dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng tới.
Quy mô 2 đoạn 3 và 4
- Chiều dài tuyến gần 48 km.
- Điểm đầu tuyến ở Km 16 + 500 lý trình Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc địa bàn Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Điểm cuối tuyến tại huyện Bến Lức, Long An kết nối với nút giao đường cao tốc TPHCM - Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
- Dự án chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn hoàn thiện. Trong đó, giai đoạn 1 xây dựng đường cao tốc rộng 24,5m, đáp ứng 4 làn xe lưu thông với vận tốc thiết kế 100km/giờ. Đường song hành 2 bên từ đầu tuyến đến Km 5 + 700 có chiều rộng 9m, đáp ứng 2 làn xe. Từ Km 5 + 700 đến cuối tuyến có đường dân sinh 2 bên rộng 5,5m, đáp ứng 1 làn xe. Sang giai đoạn hoàn thiện, đường cao tốc sẽ được mở rộng để đáp ứng từ 6 - 8 làn xe, tùy đoạn. Phần đường song hành có ít nhất 2 làn xe được đầu tư phân kỳ tùy theo nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô thị 2 bên tuyến đường.
- Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 21.729,64 tỷ đồng và giai đoạn hoàn thiện 11.832,9 tỷ đồng.
- Dự kiến nguồn vốn đầu tư đến từ vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, đầu tư PPP và các nguồn vốn khác.
- Chiều dài tuyến gần 48 km.
- Điểm đầu tuyến ở Km 16 + 500 lý trình Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc địa bàn Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Điểm cuối tuyến tại huyện Bến Lức, Long An kết nối với nút giao đường cao tốc TPHCM - Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
- Dự án chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn hoàn thiện. Trong đó, giai đoạn 1 xây dựng đường cao tốc rộng 24,5m, đáp ứng 4 làn xe lưu thông với vận tốc thiết kế 100km/giờ. Đường song hành 2 bên từ đầu tuyến đến Km 5 + 700 có chiều rộng 9m, đáp ứng 2 làn xe. Từ Km 5 + 700 đến cuối tuyến có đường dân sinh 2 bên rộng 5,5m, đáp ứng 1 làn xe. Sang giai đoạn hoàn thiện, đường cao tốc sẽ được mở rộng để đáp ứng từ 6 - 8 làn xe, tùy đoạn. Phần đường song hành có ít nhất 2 làn xe được đầu tư phân kỳ tùy theo nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô thị 2 bên tuyến đường.
- Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 21.729,64 tỷ đồng và giai đoạn hoàn thiện 11.832,9 tỷ đồng.
- Dự kiến nguồn vốn đầu tư đến từ vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, đầu tư PPP và các nguồn vốn khác.