Xã nông thôn mới mỏi mòn chờ nước sạch

Để có nước sinh hoạt, người dân đào giếng sâu từ 4-7m, giếng khoan từ 10-25m mới có nước. Tuy nhiên, nhiều giếng đào, giếng khoan bị nhiễm phèn không thể sử dụng được, người dân phải bỏ tiền xây dựng bể lọc hoặc mua máy lọc nước.
Công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt Khe Xai (xã Thạch Xuân) đang thi công dang dở
Công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt Khe Xai (xã Thạch Xuân) đang thi công dang dở

Dù đã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao từ năm 2021 nhưng chỉ tiêu nước sạch vẫn là trăn trở của người dân và chính quyền địa phương các xã Thạch Xuân (huyện Thạch Hà), Thạch Châu (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) và các vùng phụ cận. Hàng ngàn hộ dân nơi đây phải sử dụng nước giếng nhiễm phèn, nước mưa, trong khi các dự án cấp nước sạch đang thi công dang dở hoặc đã hoàn thành nhưng chưa có nước sạch.

Xã Thạch Xuân là địa bàn vùng bán sơn địa vốn khó khăn trong việc khai thác nguồn nước sinh hoạt. Để có nước sinh hoạt, người dân đào giếng sâu từ 4-7m, giếng khoan từ 10-25m mới có nước. Tuy nhiên, nhiều giếng đào, giếng khoan bị nhiễm phèn không thể sử dụng được, người dân phải bỏ tiền xây dựng bể lọc hoặc mua máy lọc nước. Gia đình bà Đoàn Thị Vân (74 tuổi, ở thôn 8, xã Thạch Xuân) sử dụng nước sinh hoạt từ giếng sâu 4-5m, thường bị nhiễm phèn. “Mấy năm nay, cách nhà khoảng 1-2km có xây dựng một nhà máy cấp nước sạch nhưng đến thời điểm này vẫn chưa xong. Người dân rất mong mỏi sớm có nước sạch để thay thế nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, đảm bảo sức khỏe”, bà Vân cho biết.

Cách xã Thạch Xuân hơn 30km, người dân ở xã Thạch Châu cũng đang mỏi mòn chờ nguồn nước sạch sinh hoạt. Ông Nguyễn Tiến Kim (73 tuổi, ở thôn Đức Châu, xã Thạch Châu) cho biết, gia đình có 1 giếng đào sâu 4-5m và 1 giếng khoan sâu 11m nhưng nước bị nhiễm phèn phải xây bể và mua máy lọc nước.

Đầu tháng 10-2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống cấp nước sinh hoạt Khe Xai, công suất 6.000m3/ngày, vốn đầu tư 44 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2020-2022. Dự án nhằm mục tiêu đảm bảo cung cấp nước sạch liên tục và đạt chất lượng cho người dân các xã phía Tây Nam huyện Thạch Hà, góp phần thực hiện tiêu chí nước sạch trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, đến nay, dự án chậm tiến độ và đang thi công dang dở.

Ông Nguyễn Huy Hà, Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân, cho biết, xã đã về đích xây dựng NTM từ năm 2018 và NTM nâng cao năm 2021. Toàn xã có khoảng 6.000 hộ dân với 7 thôn, trong đó một số thôn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào bị nhiễm phèn. Thời gian qua, việc công trình cấp nước sinh hoạt Khe Xai chậm tiến độ là do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là nội dung khối lượng phát sinh được tỉnh chấp thuận muộn; việc nhập vật tư nước ngoài về chậm… UBND xã và người dân đang mong mỏi từng ngày công trình hoàn thành để cấp nước sạch cho người dân. Còn tại xã Thạch Châu, ông Lê Văn Thông, Chủ tịch UBND xã, cho biết, xã đã về đích xây dựng NTM từ năm 2013 và NTM nâng cao năm 2021. Dự án cấp nước sạch cho 8.000 hộ dân của xã đã hoàn thành từ năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa có nước. Xã và người dân đã nhiều lần phản ánh, đề nghị chính quyền cấp trên sớm bàn giao dự án để đưa vào đấu nối, khai thác sử dụng nhưng chưa có kết quả.

Ông Phạm Xuân Lương, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, dự án nước sạch cho một số xã ở huyện Lộc Hà được triển khai từ năm 2019, hoàn thành năm 2021 nhưng chưa đưa vào sử dụng do đang vướng các văn bản, thông tư, nghị định liên quan đến bàn giao tài sản, xác định đơn vị tiếp nhận để bàn giao đấu nối, quản lý, vận hành. Đơn vị đã làm văn bản kiến nghị đề xuất nhiều lần lên cấp trên để sớm bàn giao, phục vụ cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, nhưng vẫn phải chờ… chỉ đạo.

Nhà máy nước hơn 1.000 tỷ đồng chưa thể vận hành

Ngày 9-3, tại buổi kiểm tra dự án Nhà máy nước Hòa Liên giai đoạn 1 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng, đề nghị UBND TP Đà Nẵng sớm chỉ đạo đưa vào vận hành khai thác, tránh việc thiếu nước trong mùa cao điểm hè. Theo đó, dự án được khởi công ngày 25-3-2020, hoàn thành tháng 9-2022 với tổng vốn đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng từ đó đến nay chưa được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào vận hành. Không chỉ vậy, hiện chưa có phương án giá nước sạch tại nhà máy và công suất khai thác phù hợp làm cơ sở triển khai thực hiện.

XUÂN QUỲNH

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ngư dân xã Bình Châu vươn khơi bám biển

Mỗi ngư dân là một chiến sĩ Trường Sa

Ngư dân đi biển đối mặt nhiều hiểm nguy, họ không chỉ mưu sinh mà họ còn là những “chiến sĩ” thầm lặng góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nhiều ngư dân vinh dự được nhận huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa” của Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng.

Nông dân “gồng mình” chống hạn cứu cây trồng

Nông dân “gồng mình” chống hạn cứu cây trồng

Tình trạng hạn hán đang xảy ra ở nhiều khu vực tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Nhiều nơi, người dân phải “gồng mình” túc trực dưới hồ đập để vét nước, nhiều gia đình tất tả mua nước từ nơi khác về để cứu cây trồng…

Ngư dân Bắc miền Trung được giá mùa cá trích

Ngư dân Bắc miền Trung được giá mùa cá trích

Thời gian này, ngư dân các làng biển ở khu vực Bắc miền Trung đang bước vào vụ đánh bắt cá trích. Mặc dù sản lượng không đạt như mọi năm nhưng giá bán tăng cao nên ngư dân phấn khởi.

Ảnh minh họa

Chìm tàu cá, 2 người mất tích

Tàu cá gồm 22 ngư dân đang hoạt động trên vùng biển đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) thì bị chìm. Hiện đã cứu vớt được 20 người, còn 2 người đang mất tích.

Cảnh giác với fanpage giả mạo

Cảnh giác với fanpage giả mạo

Thời gian gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang Facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.

Xả rác bừa bãi ra môi trường: Nâng mức xử phạt để răn đe

Xả rác bừa bãi ra môi trường: Nâng mức xử phạt để răn đe

Sau gần 7 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19-10-2018 của Thành ủy TPHCM về thực hiện Cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” (gọi tắt là Chỉ thị 19), tình trạng xả rác ra đường, xuống kênh rạch trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến tích cực.

Khi khu vực công áp dụng KPI

Khi khu vực công áp dụng KPI

Khi sáp nhập tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện) theo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hệ thống chính quyền địa phương mới sẽ vận hành trên địa bàn rộng lớn hơn; người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều hành nhiều đơn vị sở, ban ngành và cấp cơ sở hơn.

Giảm áp lực

Giảm áp lực

- Giá gas bán lẻ tháng này sẽ không tăng trên toàn quốc. Lý do là giá gas nhập khẩu bình quân không tăng, nên doanh nghiệp bán lẻ không điều chỉnh giá. Cái này được coi là tin tốt với thị trường và hàng triệu gia đình.

Sông Pheo ô nhiễm gây ảnh hưởng đến Lễ hội bơi Đăm

Sông Pheo ô nhiễm gây ảnh hưởng đến Lễ hội bơi Đăm

Ngày 1-4, sông Pheo (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bị ô nhiễm nghiêm trọng có khả năng gây ảnh hưởng tới Lễ hội bơi Đăm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Gần 51.000 trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe sau 3 tháng Nghị định 168 có hiệu lực

Gần 51.000 trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe sau 3 tháng Nghị định 168 có hiệu lực

Nghị định 168 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe bắt đầu được áp dụng từ ngày 1-1-2025, đến nay, sau 3 tháng triển khai, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông đã giảm nhiều so với trước.

Tháng 4 sẽ có nhiều nắng nóng. Ảnh minh họa

Tháng 4, nắng nóng gay gắt gia tăng

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, trong tháng 4 này, nhiều nơi trên cả nước sẽ phải đối mặt với nắng nóng gay gắt và có thể xảy ra hạn hán.