Ở góc nhìn rộng hơn, ông Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), cho rằng giải pháp kỹ thuật mang tính “thông minh” là cần thiết, nhưng để chống ngập căn cơ cần kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ.
Ông Hồ Long Phi nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là cần đặt hồ điều tiết đúng địa điểm vì nếu đặt sai vị trí sẽ không phát huy được hiệu quả. Theo tính toán của ngành chức năng, TPHCM cần hàng trăm hồ điều tiết để giúp tiêu thoát nước mưa, giảm ngập ở nhiều địa điểm trong khu dân cư. Muốn thực hiện việc này phải giải tỏa đền bù, nhưng cơ chế giá hiện nay còn gây khó khăn cho việc đền bù, ảnh hưởng tiến độ xây hồ điều tiết. Ở đây, cần tính toán giải pháp sử dụng những hồ điều tiết nhỏ gọn, đủ độ sâu thay vì những hộ điều tiết tự nhiên. Theo đó, cần có cái nhìn đúng đắn về hồ điều tiết, bởi dạng công trình này chỉ có tính chất hỗ trợ chống ngập. Nhìn chung, áp dụng hồ điều tiết thông minh là tốt, nhưng chưa phải là giải pháp triệt để nếu không đi kèm với hệ thống thoát nước phát triển đồng bộ.
Ngoài ra, việc bơm ly tâm công suất lớn là giải pháp chỉ phát huy năng lực giới hạn, phụ thuộc vào hệ thống thu gom mỗi khi có mưa lớn. Nếu nước không được gom về đầy đủ thì bơm công suất lớn cũng bằng không.
* PHÓNG VIÊN: Vậy theo ông, chúng ta cần có thêm điều kiện gì bên cạnh việc kêu gọi áp dụng công nghệ thông minh?
- Ông HỒ LONG PHI: Về căn cơ thì phải hoàn chỉnh hệ thống thoát nước trước. Chẳng hạn, lưu vực trung tâm TPHCM trước đây (như đường Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, và ngay cả khu vực chợ Bến Thành) ngập rất nặng, nhưng sau khi hệ thống thoát nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé được đầu tư xong thì lưu vực trung tâm được giải ngập rất nhiều. Ở những lưu vực khác (như quận Thủ Đức, quận 9, Tân Phú, Bình Tân, quận 12…) do chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên vẫn còn tình trạng ngập.
Như vậy, những giải pháp được cho là “thông minh” nói trên chỉ mang tính cục bộ, nhỏ lẻ, giải quyết ngập cho từng khu nhỏ và đây chỉ là giải pháp tình thế.
* Để thu hút tư nhân tham gia chống ngập, thành phố cần có cơ chế gì “đột phá” không thưa ông?
- Nếu xem giải pháp kỹ thuật là phần ngọn, nguồn vốn huy động để chống ngập là phần gốc thì chúng ta cần tạo cơ chế đột phá giải quyết phần gốc trước. Có nghĩa là phải có cơ chế tài chính đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Lâu nay, chúng ta thường áp dụng giải pháp hợp tác công - tư theo hình thức hợp đồng (BT) đổi đất lấy hạ tầng. Nhưng, điều lạ là trong khi hầu hết các dịch vụ công ích đều được xã hội hóa (như giáo dục, y tế, giao thông…) theo nguyên tắc có sử dụng là có trả tiền thì riêng chống ngập lại chưa thấy xã hội hóa mạnh; ngân sách nhà nước còn gánh hầu hết cho công tác thoát nước, chống ngập.
- Nếu xem giải pháp kỹ thuật là phần ngọn, nguồn vốn huy động để chống ngập là phần gốc thì chúng ta cần tạo cơ chế đột phá giải quyết phần gốc trước. Có nghĩa là phải có cơ chế tài chính đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Lâu nay, chúng ta thường áp dụng giải pháp hợp tác công - tư theo hình thức hợp đồng (BT) đổi đất lấy hạ tầng. Nhưng, điều lạ là trong khi hầu hết các dịch vụ công ích đều được xã hội hóa (như giáo dục, y tế, giao thông…) theo nguyên tắc có sử dụng là có trả tiền thì riêng chống ngập lại chưa thấy xã hội hóa mạnh; ngân sách nhà nước còn gánh hầu hết cho công tác thoát nước, chống ngập.
Theo đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM, thành phố cần phải xây dựng 104 hồ điều tiết thu gom nước mưa trong điều kiện biến đổi khí hậu gây mưa vượt tần suất. Đến nay, chỉ có một số hồ đang trong giai đoạn tìm nguồn vốn, đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng như hồ điều tiết Khánh Hội (quận 4), hồ điều tiết Bàu Cát (quận Tân Bình), hồ điều tiết Gò Dưa (quận Thủ Đức) nhưng vẫn chưa có hồ nào hoàn thành đi vào hoạt động.
Hồ điều tiết thông minh
Theo tôi, cần có sự đột phá về tư duy. Những doanh nghiệp, chủ đầu tư và người dân sử dụng dịch vụ, góp phần gây ngập tại khu vực sinh sống, phát triển dự án thì trả tiền chống ngập tại khu vực đó. Chẳng hạn, một dự án phát triển đô thị chiếm diện tích đất lớn làm mất đi diện tích thoát nước, tạo ra lượng nước dư thì nhà đầu tư phải trả tiền cho công tác chống ngập khu vực đó. Điều này vừa khuyến khích các nhà đầu tư phát triển đô thị chọn những vùng cao ít gây ngập hơn, giúp hạn chế phát triển đô thị ở những vùng đất thấp, trũng, dễ gây ngập. Nguyên tắc lớn ở đây là nhà đầu tư phải chi trả một phần lợi nhuận cho công tác chống ngập chung khu vực dự án. Không thể để nhà đầu tư thu lợi nhuận từ dự án, còn việc chống ngập thành phố phải gánh chịu. Điều này không công bằng! Vì vậy theo tôi, chuyện lớn trong việc chống ngập ở đây là tạo cơ chế công bằng để huy động vốn xây dựng hồ điều tiết, cống thoát nước, công trình chống ngập… Không có cơ chế công bằng thì muôn đời không giải quyết rốt ráo tình trạng ngập (trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng chính sách này lâu rồi). Ở một số quốc gia, nếu người dân trả 1 đồng cho nước sinh hoạt thì phải trả thêm 2 - 3 đồng để xử lý, thoát nước.
Hiện nay, hệ thống thoát nước thành phố mới chỉ đầu tư cơ bản cho lưu vực trung tâm, còn lại các quận huyện vùng ven vẫn chưa hoàn chỉnh. Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn dự trù cho các công trình thoát nước ước khoảng 6 - 8 tỷ USD nhưng hiện nay mới chỉ đạt khoảng 3 - 4 tỷ USD (khoảng 50%). Do vậy, việc đầu tư hệ thống thoát nước vẫn còn cần lượng vốn lớn. Điều này cho thấy, việc cần làm sắp tới vẫn là tạo cơ chế đủ sức hấp dẫn để huy động nhà đầu tư tham gia chống ngập hơn là lựa chọn những giải pháp mang tính kỹ thuật.
Công ty Sekisui (Nhật Bản) và đối tác Việt Nam là Công ty VMC Group vừa triển khai thi công lắp đặt hồ điều tiết thông minh chống ngập trên đường Võ Văn Ngân (trước cổng Nhà Văn hóa Thiếu nhi, quận Thủ Đức). Hồ điều tiết này được xây dựng ngầm trong lòng đất, có sức chứa 109m3 nước mưa. Thi công xong, ô tô trọng tải dưới 25 tấn có thể đậu bên trên mặt hồ. Công trình này sử dụng công nghệ mới, trong đó lắp đặt các mô-đun crosswave là vật liệu chính tạo nên hồ điều tiết ngầm.