Các tên lửa hành trình hạt nhân bị cấm trong hiệp ước này có tầm bắn từ 496km đến 4.960km.
Theo Tass, trước đó, các quan chức Mỹ và Nga đã có nhiều cuộc gặp nhằm duy trì INF nhưng không có tiến triển nào.
Việc Washington rời khỏi thỏa thuận sẽ khiến “mọi thứ trở nên nguy hiểm hơn”, cựu Thượng nghị sĩ Sam Nunn, đồng chủ tịch của Sáng kiến Hạt nhân, nói với CNN. Ông Nunn và các nhà phân tích khác chỉ ra khả năng Mỹ sẽ chuyển sang đặt các hệ thống tên lửa ở châu Âu để chống lại Nga, làm tăng khả năng đối đầu trực tiếp hoặc thậm chí là tai nạn ngoài ý muốn.
Các quan chức và nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng hiệp ước này đang cho phép Trung Quốc đạt được lợi thế quân sự, vì Bắc Kinh không bị ràng buộc bởi các giới hạn của INF.
Sputnik dẫn lời cựu Thư ký Hội đồng An ninh Nga Andrey Kokoshin cho rằng nguyên nhân sâu xa của việc Mỹ rút khỏi INF là do Trung Quốc đã triển khai hơn 1.000 tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở biển Đông và Hoa Đông ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ.