Vượt gần 150 cây số cứu sống bé gái 9 ngày tuổi bị thoát vị hoành

Sáng 13-9, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố cho biết, đoàn bác sĩ của bệnh viện vừa vượt gần 150km xuống An Giang cứu sống bé gái 9 ngày tuổi, là con bà B.N.M.T. bị thoát vị hoành, suy hô hấp nặng, tím tái, rối loạn chuyển hóa tuần hoàn không ổn định.
Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật
Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật

Bé được chuyển đến Khoa ICU chăm sóc đặc biệt, đặt nội khí quản, thở máy. Kết quả xét nghiệm, siêu âm ổ bụng và chụp XQ của bé cho thấy hình ảnh dạ dày, quai ruột chiếm toàn bộ phổi, chèn ép đẩy lệch tim sang bên phải.

Trước đó vào ngày 12-9, qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán bé bị thoát vị hoành nhưng không thể chuyển viện an toàn. BV Sản - Nhi An Giang đã liên hệ BV Nhi Đồng Thành Phố hỗ trợ. Bởi tiên lượng nếu không kịp thời được mổ để sắp xếp lại vị trí, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao.

Đoàn bác sĩ BV Nhi Đồng Thành Phố tức tốc vượt gần 150 cây số sau nhận tin báo. Sau khi hội chẩn, điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhi được đoàn bác sĩ BV Nhi Đồng Thành Phố phẫu thuật mổ nội soi cấp cứu. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện toàn bộ ruột non, ruột già, lá lách thoát vị nằm hoàn toàn trên khoang màng phổi. Bác sĩ phẫu thuật đưa các tạng thoát vị từ ngực về ổ bụng cho bé và khâu phục hồi cơ hoành khiếm khuyết. Ca phẫu thuật diễn ra hơn 1 tiếng đồng hồ đã thành công tốt đẹp.

Hiện tại, bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Kinh Bang, Trưởng khoa Lồng ngực mạch máu BV Nhi Đồng Thành phố, trưởng đoàn hội chẩn liên viện và là phẫu thuật viên chính ca bệnh cho biết, ca phẫu thuật đã rất may mắn thành công, em bé đã trải qua dồn dập những diễn biến khó lường, bé được mổ đưa nội tạng về đúng vị trí, bị tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, quá trình gây mê hồi sức trẻ sơ sinh nhẹ cân nguy hiểm đầy thách thức.

Theo TS-BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi An Giang, thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh. Tùy thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách.

Đây là ca bệnh khó, hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời để sắp xếp lại vị trí thì nguy cơ tử vong ở trẻ là rất cao. Các bà mẹ mang thai tháng thứ 5 trở đi nên siêu âm, sớm phát hiện để có phẫu thuật kịp thời sau sinh đưa các tạng này về đúng vị trí sinh lý và khâu chỗ thoát vị hoành lại.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước. 

TS-BS Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang phẫu thuật cho bệnh nhân

Hồi phục chức năng tim cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân 83 tuổi mắc bệnh tim nặng kèm theo nhồi máu não, tình trạng suy tim cấp tiến triển và phù phổi cấp tính do hở van hai lá nặng sau nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một ca bệnh phức tạp, đòi hỏi chiến lược điều trị tối ưu để đảm bảo an toàn.

Trẻ tiêm vaccine sởi tại một trung tâm tiêm chủng

TPHCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.