Sở Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu các cơ quan chức năng thực thi việc cấp GCN cho những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay từ năm 2008 trở về trước theo quy định của Nghị định 01/2017. Chủ trương đã thông thoáng, nhưng thực tế việc thực thi lại tắc.
3 lần nộp hồ sơ vẫn không xong
Cùng với sự quyết liệt của lãnh đạo TPHCM, trong thời gian gần đây, những quy định về thủ tục cấp GCN cho người dân đã được mở theo chiều hướng tinh gọn, thuận lợi hơn. Lãnh đạo TPHCM đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu chính quyền các quận - huyện và Văn phòng Đăng ký đất đai làm tốt công tác cấp GCN cho người dân. Cán bộ không chờ dân đến làm thủ tục, mà phải chủ động hướng dẫn người dân. Chủ trương và chỉ đạo của lãnh đạo TP quyết liệt, nhưng thực tế khi triển khai đến quận - huyện, phường - xã đã nguội dần. Nhiều người dân vẫn bị hành, thủ tục rắc rối, hồ sơ giấy tờ không giảm mà mỗi lúc càng đòi hỏi nhiều thêm.
3 năm qua, bà Nguyễn Thu Yên đã 3 lần nộp hồ sơ tại UBND quận 12 xin cấp GCN nhưng không được. Bà Thu Yên phản ánh với Báo SGGP: Năm 2015, theo quy trình một cửa, cán bộ quận 12 đã hướng dẫn làm các thủ tục và bà đã nộp tại UBND quận. Theo Biên nhận số 2015/BN-TNMT, cán bộ quận 12 đã nhận đủ 11 loại giấy gồm: bản đồ hiện trạng; đơn tường trình và cam kết; chứng minh nhân dân, hộ khẩu và xác nhận tình trạng hôn nhân; đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; giấy chứng nhận cũ; giấy phép chuyển dịch nhà cửa; đơn xin sử dụng đất; báo cáo thực địa; tờ trình số 154/TT-CNXD và bộ thuế. Mặc dù hồ sơ làm giấy tờ đầy đủ, nhưng 2 tháng sau (theo giấy hẹn), bà đến quận để nhận kết quả mới hay hồ sơ không đủ điều kiện, phải trả lại để bổ túc vì đất bị chồng ranh. Đến lần nộp hồ sơ thứ 3 của bà Thu Yên, trong biên nhận, bà không chỉ phải nộp 11 mà đã tăng lên 16 loại giấy tờ, mà rồi vẫn không được cấp GCN, với lý do “hồ sơ chưa đủ điều kiện, cần phải bổ sung”.
Những nút thắt nhà đất mua giấy tờ tay
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM Nguyễn Toàn Thắng, người dân mua nhà đất bằng giấy tay được cấp GCN ngay từ tháng 4-2017, không cần đợi thông tư hướng dẫn vì Nghị định 01/2017 đã rõ. Nhưng thực tế thời gian qua, người dân mua nhà đất bằng giấy tay gặp nhiều khó khăn khi đi làm thủ tục cấp GCN. Điểm nghẽn mà nhiều người dân đang mắc phải là nhà xây dựng trên đất có nguồn gốc đất nông nghiệp. Hàng ngàn trường hợp (chủ yếu ở khu vực các quận - huyện vùng ven) chưa biết có được cấp giấy hay không.
Ông Trần Đình Thu (ở ấp 6 xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) cho biết: “Không chỉ gia đình tôi, nhiều người dân trong ấp đã nộp giấy tờ từ lâu nhưng chưa được cấp GCN. Theo thông báo, gia đình tôi đã làm hồ sơ xin cấp GCN, nhưng hồ sơ chưa được xem xét, vì nhà xây dựng trên đất có nguồn gốc đất nông nghiệp, chưa chuyển sang đất ở. Theo cán bộ địa phương, đất ở mới được phép tách thửa có diện tích dưới 100m², còn đất nông nghiệp thì phải có diện tích 500m² trở lên. Thực tế sử dụng hiện tại là đất ở, còn nguồn gốc vẫn là đất nông nghiệp, chưa biết phải xử lý thế nào, nên phải chờ hướng dẫn”.
Đối với những trường hợp nhà đất trong các khu quy hoạch càng khó có cơ hội được cấp GCN. Người dân ở khu phố 6 phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) cho hay, theo Nghị định 01/2017, hàng ngàn căn nhà ở khu quy hoạch ga Bình Triệu đã bị treo trên 15 năm nay có cơ hội được cấp GCN, nhưng thực tế ngược lại. Chính quyền địa phương lấy lý do “nhà đất nằm trong khu quy hoạch đất dự trữ giao thông” nên hạn chế không làm thủ tục cấp GCN cho người dân.
Theo quy định mới, người dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đăng ký, làm thủ tục cấp GCN, và bị xử phạt nếu không thực hiện. Tuy nhiên, tâm lý của không ít cán bộ hiện nay vẫn còn xem việc làm thủ tục cấp GCN cho người dân là “ban ân huệ”. Chính vì thế, việc thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2017 TPHCM hoàn thành việc cấp GCN đang là thách thức lớn. Muốn đẩy nhanh công tác cấp GCN, việc thay đổi quy định, giảm bớt thủ tục vẫn chưa đủ, mà cần thay đổi thái độ và nhận thức của cán bộ chuyên trách cấp GCN.
3 lần nộp hồ sơ vẫn không xong
Cùng với sự quyết liệt của lãnh đạo TPHCM, trong thời gian gần đây, những quy định về thủ tục cấp GCN cho người dân đã được mở theo chiều hướng tinh gọn, thuận lợi hơn. Lãnh đạo TPHCM đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu chính quyền các quận - huyện và Văn phòng Đăng ký đất đai làm tốt công tác cấp GCN cho người dân. Cán bộ không chờ dân đến làm thủ tục, mà phải chủ động hướng dẫn người dân. Chủ trương và chỉ đạo của lãnh đạo TP quyết liệt, nhưng thực tế khi triển khai đến quận - huyện, phường - xã đã nguội dần. Nhiều người dân vẫn bị hành, thủ tục rắc rối, hồ sơ giấy tờ không giảm mà mỗi lúc càng đòi hỏi nhiều thêm.
3 năm qua, bà Nguyễn Thu Yên đã 3 lần nộp hồ sơ tại UBND quận 12 xin cấp GCN nhưng không được. Bà Thu Yên phản ánh với Báo SGGP: Năm 2015, theo quy trình một cửa, cán bộ quận 12 đã hướng dẫn làm các thủ tục và bà đã nộp tại UBND quận. Theo Biên nhận số 2015/BN-TNMT, cán bộ quận 12 đã nhận đủ 11 loại giấy gồm: bản đồ hiện trạng; đơn tường trình và cam kết; chứng minh nhân dân, hộ khẩu và xác nhận tình trạng hôn nhân; đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; giấy chứng nhận cũ; giấy phép chuyển dịch nhà cửa; đơn xin sử dụng đất; báo cáo thực địa; tờ trình số 154/TT-CNXD và bộ thuế. Mặc dù hồ sơ làm giấy tờ đầy đủ, nhưng 2 tháng sau (theo giấy hẹn), bà đến quận để nhận kết quả mới hay hồ sơ không đủ điều kiện, phải trả lại để bổ túc vì đất bị chồng ranh. Đến lần nộp hồ sơ thứ 3 của bà Thu Yên, trong biên nhận, bà không chỉ phải nộp 11 mà đã tăng lên 16 loại giấy tờ, mà rồi vẫn không được cấp GCN, với lý do “hồ sơ chưa đủ điều kiện, cần phải bổ sung”.
Những nút thắt nhà đất mua giấy tờ tay
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM Nguyễn Toàn Thắng, người dân mua nhà đất bằng giấy tay được cấp GCN ngay từ tháng 4-2017, không cần đợi thông tư hướng dẫn vì Nghị định 01/2017 đã rõ. Nhưng thực tế thời gian qua, người dân mua nhà đất bằng giấy tay gặp nhiều khó khăn khi đi làm thủ tục cấp GCN. Điểm nghẽn mà nhiều người dân đang mắc phải là nhà xây dựng trên đất có nguồn gốc đất nông nghiệp. Hàng ngàn trường hợp (chủ yếu ở khu vực các quận - huyện vùng ven) chưa biết có được cấp giấy hay không.
Ông Trần Đình Thu (ở ấp 6 xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) cho biết: “Không chỉ gia đình tôi, nhiều người dân trong ấp đã nộp giấy tờ từ lâu nhưng chưa được cấp GCN. Theo thông báo, gia đình tôi đã làm hồ sơ xin cấp GCN, nhưng hồ sơ chưa được xem xét, vì nhà xây dựng trên đất có nguồn gốc đất nông nghiệp, chưa chuyển sang đất ở. Theo cán bộ địa phương, đất ở mới được phép tách thửa có diện tích dưới 100m², còn đất nông nghiệp thì phải có diện tích 500m² trở lên. Thực tế sử dụng hiện tại là đất ở, còn nguồn gốc vẫn là đất nông nghiệp, chưa biết phải xử lý thế nào, nên phải chờ hướng dẫn”.
Đối với những trường hợp nhà đất trong các khu quy hoạch càng khó có cơ hội được cấp GCN. Người dân ở khu phố 6 phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) cho hay, theo Nghị định 01/2017, hàng ngàn căn nhà ở khu quy hoạch ga Bình Triệu đã bị treo trên 15 năm nay có cơ hội được cấp GCN, nhưng thực tế ngược lại. Chính quyền địa phương lấy lý do “nhà đất nằm trong khu quy hoạch đất dự trữ giao thông” nên hạn chế không làm thủ tục cấp GCN cho người dân.
Theo quy định mới, người dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đăng ký, làm thủ tục cấp GCN, và bị xử phạt nếu không thực hiện. Tuy nhiên, tâm lý của không ít cán bộ hiện nay vẫn còn xem việc làm thủ tục cấp GCN cho người dân là “ban ân huệ”. Chính vì thế, việc thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2017 TPHCM hoàn thành việc cấp GCN đang là thách thức lớn. Muốn đẩy nhanh công tác cấp GCN, việc thay đổi quy định, giảm bớt thủ tục vẫn chưa đủ, mà cần thay đổi thái độ và nhận thức của cán bộ chuyên trách cấp GCN.