Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt

Bão số 9 đang áp sát đất liền, sáng nay 25-11, tại TP Vũng Tàu, Bến Tre mưa lớn trắng trời kèm gió giật mạnh. Các địa phương đang dốc toàn lực, gấp rút thực hiện những bước cuối cùng cho công tác ứng phó bão số 9 đang tiến vào đất liền. Trong khi đó, tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, 2.500 khách đi tàu bị mắc kẹt do ngập lụt.

 

>> Hình ảnh mới nhất về cơn bão số 9 tại TP Vũng Tàu do PV Báo SGGP ghi nhận lúc 12 giờ 30 ngày 25-11. Mưa lớn, gió giật mạnh, ngập lụt, cây cối, trụ điện ngã đổ la liệt trên nhiều tuyến đường. Ảnh: NÔNG NGÂN

Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 1
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 2
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 3
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 4
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 5
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 6
Sáng nay 25-11, ảnh hưởng của bão số 9 thể hiện rõ rệt tại TP Vũng Tàu với những trận mưa lớn và có gió giật mạnh.

Ghi nhận tại khu vực Bãi Sau, gần 8 giờ sáng nhưng tuyến đường Thùy Vân chỉ có lác đác vài chiếc ô tô qua lại, khu vực bãi biển không một bóng người, chỉ có những cơn sóng cao dồn dập ập vào bờ.

Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 7 Khu vực biển Bãi Sau, TP Vũng Tàu sáng 25-11 không một bóng người. Ảnh: NÔNG NGÂN
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 8 Ngư dân neo buộc ghe ở khu vực Bãi Trước, TP Vũng Tàu sáng 25-11-2018. Ảnh: NÔNG NGÂN
Còn tại khu vực Bãi Trước, khách sạn, nhà dân đóng cửa kín mít trước những đợt mưa lớn và gió giật mạnh liên hồi. Dưới khu vực bãi biển Bãi Trước có một số ghe nhỏ neo đậu và sáng sớm đã có một vài ngư dân khẩn trương neo buộc lại ghe.

Các tuyến đường như Ba Cu, Trương Công Định, Đồ Chiểu… các cửa hàng, quán ăn hầu hết đóng cửa, ít người qua lại. Mưa lớn kéo dài từ rạng sáng đến sáng nay đã kiến một số tuyến đường bị ngập sâu. Càng về trưa, gió giật càng lúc càng mạnh.

Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 9 TP Vũng Tàu không một bóng người trước khi bão số 9 tiến vào đất liền. Ảnh: NÔNG NGÂN
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 10 Một số tuyến đường trong TP Vũng Tàu bị ngập do mưa lớn trong sáng 25-11-2018. Ảnh: NÔNG NGÂN
Ghi nhận của PV Báo SGGP đang có mặt ở Bình Đại (Bến Tre), từ khoảng 1giờ đến 7 giờ 30 sáng nay 25-11 có mưa lớn kéo dài, có lúc có gió giật mạnh. Địa phương đang dốc toàn lực ứng phó với bão số 9

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 6 giờ ngày 25-11, vị trí tâm bão khoảng 10,10N; 107,50E, cách Vũng Tàu khoảng 50km, cách Bến Tre 100km.

Trong 3 giờ sau đó, bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/, hướng đến Vũng Tàu-Bến Tre. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 2-4m.  

 Lãnh đạo tỉnh Bến Tre kiểm tra công tác phòng chống bão số 9 sáng 25-11 tại Bình Đại. Ảnh: TUẤN QUANG

Từ ngày 23-11 đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã chủ động trong công tác chuẩn bị phòng tránh, ứng phó bão khẩn cấp cơn bão số 9. Đến 17 giờ ngày 24-11, 9 huyện, thành phố tổ chức huy động lực lượng phương tiện sơ tán 4.184 người.

Buổi ăn sáng do bộ đội biên phòng Cửa Đại chăm lo cho người dân. Ảnh: TUẤN QUANG
Bộ đội biên phòng Cửa Đại chăm lo bữa sáng cho người dân tránh bão. Ảnh: TUẤN QUANG

Đồng thời, di dời tại chỗ 20.315 người dân ở các khu vực xung yếu, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ bị sóng to, khu vực sạt lở, cồn, người dân sống tạm bợ đến nhà an toàn trong khu vực để tránh trú bão. Toàn tỉnh có 1.313 căn nhà được chằng chống, gia cố.

UBND các huyện đã liên lạc được 3.106 phương tiện đang hoạt động trên biển với 17.536 người. Trong đó, có 107 phương tiện hoạt động ven bờ với 195 người; hoạt động xa bờ 1.753 phương tiện/13.142 người. Có gần 1.240 phương tiện neo đậu/4.199 người. Hiện tất cả các bến phà, bến đò ngang, đò du lịch đã ngưng hoạt động.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết hiện các đơn vị tiếp tục vận động bà con ở lại nhà nhà trú bảo, đồng thời đảm bảo nơi ở an toàn, lo ăn uống cho bà con; Tuyệt đối không để các tàu thuyền ra khơi, túc trực lực lượng tại các địa bàn trọng yếu, sẵn sàng ứng phó, không lơ là chủ quan vì diễn biến bão số 9 khá phức tạp.

Người dân Bến Tre dầm mưa che chắn chống bão số 9

Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 9, tuy nhiên do ảnh hưởng của hoàn lưu bão các huyện ven biển của tỉnh Bến Tre (Bình Thạnh, Thạnh Phú, Ba Tri) xuất hiện mưa lớn, biển động, gió giật mạnh cấp 6 – 7 và nguy cơ thủy triều cường tăng cao. Do đó, dù ngoài trời đang mưa, gió lớn nhưng người dân ven biển vẫn tranh thủ gia cố, che chắn tài sản để tránh bão số 9.

2.500 khách đi tàu bị mắc kẹt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận

Đêm 24 đến rạng sáng 25-11, trên địa bàn Khánh Hòa có mưa to đến rất to khiến nhiều tuyến giao thông bị ngập, tắc nghẽn, trong đó có đường sắt. Nhiều đoạn tuyến đường đang trong quá trình sửa chữa có nguy cơ tiếp tục sạt lở, như đại lộ Nguyễn Tất Thành.

>> Clip: Mưa lớn gây ngập lụt đại lộ Nguyễn Tất Thành - tuyến chính đi sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) sáng 25-11-2018
Không chỉ có đường nội thị tại trung tâm TP Nha Trang bị ngập, đi lại khó khăn mà tuyến đi sân bay quốc tế Cam Ranh, QL1A có nguy cơ tắc nghẽn.

Theo ghi nhận của PV Báo SGGP, tuyến QL1A đoạn qua TP Cam Ranh hiện có nơi ngập sâu hơn nửa bánh xe, kéo dài hàng kilômét. Có đoạn ngập sâu, xe ô tô con phải đi đường vòng để tránh ngập.

QL1A đoạn qua TP Cam Ranh bị ngập sâu
Anh Nguyễn Văn Hùng, một người dân Nha Trang cho biết, sáng nay 25-11 anh đi sân bay Cam Ranh đón người thân, qua đại lộ Nguyễn Tất Thành. Nhưng chỉ mới tới địa phận xã phước đồng, TP Nha Trang, đường ở đây đã ngập khá sâu nên anh quay đầu xe, chạy đường vòng qua QL1A.
Cầu Tô Hạp, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn có nguy cơ bị vỡ
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 16

Tại huyện miền núi Khánh Sơn, mưa lớn khiến tuyến đường đèo duy nhất nối đồng bằng lên trung tâm huyện bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông tê liệt.

Cũng tại đây, mưa lớn khiến nước đầu nguồn đổ về đang uy hiếp cầu Tô Hạp, cầu chính nối thị trấn Tô Hạp với các địa phương khác.

Nhiều tuyến đường tại Khánh Hòa cấm dân qua lại do ngập sâu

Sáng 25-11, Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang cho biết, đơn vị đã hợp đồng 13 xe khách từ Nha Trang đi chuyển tải 2 điểm bị kẹt tàu do mưa lũ gây ra.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Chi Nhánh vận tải đường sắt Nha Trang, từ 21 giờ 30 đêm qua 24-11 đến nay có mưa lớn khiến 2 khu vực tại Suối Cát (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) và một điểm tại tỉnh Ninh Thuận bị ngập, khiến 7 đoàn tàu bị mắc kẹt không thể di chuyển.
Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh, Khánh Hòa - Ninh Thuận ngập lụt, đường sắt tê liệt ảnh 18 Đường sắt tại Ninh Thuận bị hư hỏng nặng. Ảnh: KVT

Hiện có 3 tàu bị mắc kẹt tại khu vực Suối Cát và 4 đoàn tàu mắc kẹt tại Ninh Thuận. Mỗi đoàn tàu có khoảng 350 hành khách, ước tính lượng khách bị mắc kẹt khoảng gần 2.500 khách. 

Tin cùng chuyên mục