Theo đó, công tác khoan guồng xoắn vẫn sẽ tiếp tục thực hiện đến độ sâu 27m, sau đó tròng cáp vào 3 đoạn ống bê tông. Đơn vị thi công tiếp tục khoan sâu đến cuối đầu cọc, khi không còn ma sát thì nhổ cọc lên.
Mặc dù quá trình thi công đoạn còn lại đang gặp khó khăn do kết cấu đất chặt, nhưng lực lượng cứu hộ vẫn giữ các nhóm, tổ thực hiện xuyên đêm rút ngắn thời gian để nhanh chóng cứu hộ cháu bé.
Trả lời với báo chí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu, cho biết: Phương án thi công bằng cọc guồng xoắn vẫn được ưu tiên tập trung ưu tiên làm, để phá vỡ, làm tơi rã các phần đất xung quanh ống. Hiện kỹ thuật này đang tiến tới độ sâu 23m trên tổng số chiều dài của cái cọc bê tông đã đóng sâu xuống 35m.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu trả lời với báo chí |
Đến thời điểm hiện nay, đã đạt được độ sâu khoan bằng guồng xoắn 23m, và tiếp tục thực hiện cho đến mét thứ 27 sẽ dùng dây sắt, cáp đặc biệt, để kết nối cột lại các đoạn ống, chia thành 3 đoạn, khi thử đồng trục, kiểm soát được thì kéo ống cọc lên để đưa lên mặt đất và xử lý bước tiếp theo cứu hộ.
Sau khi kết nối được 3 ống rồi thì cái đoạn còn lại vẫn tiếp tục khoan bằng thiết bị mũi khoan guồng xoắn để tách làm tơi rã giảm bớt tối đa áp lực ma sát của đoạn còn lại 13m ở bên dưới thì dự kiến sẽ tiếp tục làm xuyên đêm nay.
Đây là kỹ thuật mà cho đến thời điểm này vẫn tập trung ưu tiên thực hiện nhằm phá vỡ làm tơi rã các phần đất xung quanh cột ống cọc mà có em bé trong đó và bên ngoài có che chắn của ống vách thép đặc biệt có đường kính 1,6m.
Tỉnh đang tham khảo ý kiến chuyên gia và chuẩn bị phương án thiết bị bơm xoáy bằng áp lực nước mạnh ở độ sâu tầng dưới để kết hợp để phá vỡ tơi rã nhanh hơn, rút ngắn thời gian triển khai cứu hộ, biện pháp này cũng đang triển khai, thử trước rồi mới đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, vẫn tập trung ưu tiên áp dụng phương pháp khoan bằng guồng xoắn.