Trong vụ án này, có 10 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Lê Quang Trí (nguyên Tổng giám đốc Navibank), Cao Kim Sơn Cương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Navibank), Nguyễn Giang Nam (nguyên Phó Tổng Giám đốc Navibank), Nguyễn Hồng Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc Navibank), Trần Thanh Bình (nguyên Trưởng phòng quan hệ khách hàng Navibank), Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng pháp chế Navibank), Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên Trưởng phòng quản lý rủi ro Navibank), Đinh Thị Đoan Trang (nguyên Trưởng phòng dịch vụ khách hàng Navibank), Đoàn Đăng Luật (nguyên Trưởng phòng kinh doanh tiền tệ Navibank), Huỳnh Vĩnh Phát (nguyên Trưởng phòng kế toán Navibank).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, từ ngày 19-11-2010 đến 27-5-2011, dưới sự chấp thuận của lãnh đạo Navibank, 14 nhân viên của ngân hàng này đứng tên 47 hợp đồng, vay hơn 1.543 tỷ đồng của chính Navibank. Sau đó, số tiền này được gửi vào VietinBank chi nhánh Nhà Bè và VietinBank chi nhánh TPHCM để hưởng lãi suất cao theo thỏa thuận của Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Ngân hàng VietinBank chi nhánh TPHCM) và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè) là 16,5% - 22,5%/năm. Trong đó, lãi suất ghi trên hợp đồng tiền gửi là 14%/năm, lãi suất ngoài hợp đồng là 2,5% - 8,5%/năm.
Tổng số tiền lãi Navibank đã nhận được gần 76 tỷ đồng, bao gồm lãi trong hợp đồng 14%/năm gần 51,4 tỷ đồng và lãi chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 24,3 tỷ đồng. Đến ngày 7-9-2011, Navibank đã nhận 1.343 tỷ đồng tiền gốc, còn 200 tỷ đồng bị Huyền Như chiếm đoạt.
Tại phiên tòa, trả lời thẩm vấn của hội đồng xét xử (HĐXX), chỉ có bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh thừa nhận hành vi sai phạm và khai rằng dòng tiền mà các nhân viên của Navibank gửi tại VietinBank chi nhánh TPHCM và chi nhánh Nhà Bè thực chất là tiền của Navibank gửi để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng, và đây là chủ trương của Navibank. Bị cáo Oanh xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho mình vì vào thời điểm đó, bị cáo không nhận thức được hành vi nhân viên Navibank gửi tiền sang VietinBank là trái pháp luật và bị cáo cũng không hưởng lợi từ việc này. Trong khi đó, các bị cáo còn lại đều kêu oan. Bị cáo Lê Quang Trí cùng các đồng phạm khác cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng không cấm ngân hàng này gửi tiền vào ngân hàng khác, các bị cáo không tư lợi, vì vậy không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” như cáo trạng quy kết.
Theo trình bày của đại diện Navibank, ngân hàng này đã cho các nhân viên vay và đảm bảo bằng tài khoản tiền gửi tại VietinBank đúng theo quy định. Do vậy, đại diện Navibank yêu cầu VietinBank phải bồi thường khoản tiền 200 tỷ đồng bị chiếm đoạt. Chủ tọa phiên tòa giải thích cho đại diện Navibank rằng việc yêu cầu bồi thường này không thuộc phạm vi giải quyết của vụ án, bởi tại bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM (nay là TAND cấp cao tại TPHCM) của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước đó đã tuyên Huyền Như phải bồi thường 200 tỷ đồng cho Navibank.
Hôm nay 2-3, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn.
Tổng số tiền lãi Navibank đã nhận được gần 76 tỷ đồng, bao gồm lãi trong hợp đồng 14%/năm gần 51,4 tỷ đồng và lãi chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 24,3 tỷ đồng. Đến ngày 7-9-2011, Navibank đã nhận 1.343 tỷ đồng tiền gốc, còn 200 tỷ đồng bị Huyền Như chiếm đoạt.
Tại phiên tòa, trả lời thẩm vấn của hội đồng xét xử (HĐXX), chỉ có bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh thừa nhận hành vi sai phạm và khai rằng dòng tiền mà các nhân viên của Navibank gửi tại VietinBank chi nhánh TPHCM và chi nhánh Nhà Bè thực chất là tiền của Navibank gửi để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng, và đây là chủ trương của Navibank. Bị cáo Oanh xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho mình vì vào thời điểm đó, bị cáo không nhận thức được hành vi nhân viên Navibank gửi tiền sang VietinBank là trái pháp luật và bị cáo cũng không hưởng lợi từ việc này. Trong khi đó, các bị cáo còn lại đều kêu oan. Bị cáo Lê Quang Trí cùng các đồng phạm khác cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng không cấm ngân hàng này gửi tiền vào ngân hàng khác, các bị cáo không tư lợi, vì vậy không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” như cáo trạng quy kết.
Theo trình bày của đại diện Navibank, ngân hàng này đã cho các nhân viên vay và đảm bảo bằng tài khoản tiền gửi tại VietinBank đúng theo quy định. Do vậy, đại diện Navibank yêu cầu VietinBank phải bồi thường khoản tiền 200 tỷ đồng bị chiếm đoạt. Chủ tọa phiên tòa giải thích cho đại diện Navibank rằng việc yêu cầu bồi thường này không thuộc phạm vi giải quyết của vụ án, bởi tại bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM (nay là TAND cấp cao tại TPHCM) của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước đó đã tuyên Huyền Như phải bồi thường 200 tỷ đồng cho Navibank.
Hôm nay 2-3, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn.