Sau gần một tháng xét xử, chiều 31-5, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án chiếm đoạt tiền và sử dụng tiền trái pháp luật xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (viết tắt TrustBank, sau đó đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - viết tắt VNCB, nay là Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - viết tắt CBBank) đã kết thúc.
Theo nhận định của hội đồng xét xử (HĐXX), từ tài liệu, chứng cứ trong vụ án và lời khai của các bị cáo đã có căn cứ để xác định vào đầu năm 2007, bị cáo Hứa Thị Phấn cùng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng đứng tên giúp bị cáo Phấn (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ), đã mua 254.751.970 cổ phần của TrustBank, tương đương hơn 2.547,5 tỷ đồng (chiếm 84,92%) vốn điều lệ TrustBank.
Theo nhận định của hội đồng xét xử (HĐXX), từ tài liệu, chứng cứ trong vụ án và lời khai của các bị cáo đã có căn cứ để xác định vào đầu năm 2007, bị cáo Hứa Thị Phấn cùng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng đứng tên giúp bị cáo Phấn (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ), đã mua 254.751.970 cổ phần của TrustBank, tương đương hơn 2.547,5 tỷ đồng (chiếm 84,92%) vốn điều lệ TrustBank.
Lợi dụng việc nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của TrustBank, thâu tóm toàn bộ hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và cán bộ, nhân viên TrustBank cùng hai chi nhánh (Sài Gòn và Lam Giang), bị cáo Phấn đã thực hiện và chỉ đạo nhân viên ngân hàng thực hiện các hành vi trái pháp luật để rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho TrustBank.
Trong vụ án này, bị cáo Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cao cấp Hội đồng quản trị TrustBank, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ) cùng 27 bị cáo đồng phạm bị xét xử về 2 hành vi: nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TPHCM bán cho TrustBank, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105,5 tỷ đồng; hạch toán thu - chi khống, để bị cáo Phấn sử dụng trái pháp luật gần 5.256,6 tỷ đồng.
Lợi dụng Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty, 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (gọi tắt Công ty Phương Trang) muốn vay tiền mở rộng hoạt động kinh doanh, bị cáo Phấn chỉ đạo buộc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt; phê duyệt cho vay và giải ngân nhưng không thông báo cho Công ty Phương Trang, lấy tiền đó sử dụng rồi lập các chứng từ chi khống để cấn trừ với các chứng từ thu khống nhằm che giấu hành vi phạm tội, đẩy dư nợ khống với tổng số tiền gần 5.256,6 tỷ đồng cho Công ty Phương Trang thông qua các khoản vay.
Hứa Thị Phấn là bị cáo chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật; bị cáo Bùi Thị Kim Loan (Kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ) là người giúp sức tích cực, hỗ trợ đắc lực cho bị cáo Phấn gây thiệt hại hơn 6.300 tỷ đồng đối với TrustBank nên cần phải có mức hình phạt nghiêm khắc. Các bị cáo Ngô Kim Huệ (nguyên Phó Tổng Giám đốc TrustBank, Giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ), Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank), Nguyễn Vĩnh Mậu (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT TrustBank), Trần Sơn Nam (nguyên Tổng Giám đốc TrustBank) khai báo thành khẩn, chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện theo sự chỉ đạo của bị cáo Phấn, không được hưởng lợi từ hành vi phạm tội nên được xem xét giảm một phần hình phạt.
Từ những nhận định trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Hứa Thị Phấn mức án 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ “đại án” OceanBank 17 năm tù mà TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó, bị cáo Phấn phải chấp hành hình phạt 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn - PV). Phạm cùng hai tội danh trên, bị cáo Bùi Thị Kim Loan lãnh 28 năm tù, bị cáo Ngô Kim Huệ lãnh 10 năm tù. HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Toàn 7 năm tù, Trần Sơn Nam 6 năm tù, Nguyễn Vĩnh Mậu 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo khác bị tuyên từ 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 10 năm tù giam.
Hứa Thị Phấn là bị cáo chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật; bị cáo Bùi Thị Kim Loan (Kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ) là người giúp sức tích cực, hỗ trợ đắc lực cho bị cáo Phấn gây thiệt hại hơn 6.300 tỷ đồng đối với TrustBank nên cần phải có mức hình phạt nghiêm khắc. Các bị cáo Ngô Kim Huệ (nguyên Phó Tổng Giám đốc TrustBank, Giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ), Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank), Nguyễn Vĩnh Mậu (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT TrustBank), Trần Sơn Nam (nguyên Tổng Giám đốc TrustBank) khai báo thành khẩn, chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện theo sự chỉ đạo của bị cáo Phấn, không được hưởng lợi từ hành vi phạm tội nên được xem xét giảm một phần hình phạt.
Từ những nhận định trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Hứa Thị Phấn mức án 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ “đại án” OceanBank 17 năm tù mà TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó, bị cáo Phấn phải chấp hành hình phạt 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn - PV). Phạm cùng hai tội danh trên, bị cáo Bùi Thị Kim Loan lãnh 28 năm tù, bị cáo Ngô Kim Huệ lãnh 10 năm tù. HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Toàn 7 năm tù, Trần Sơn Nam 6 năm tù, Nguyễn Vĩnh Mậu 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo khác bị tuyên từ 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 10 năm tù giam.
Về trách nhiệm dân sự, tòa án tuyên bị cáo Phấn phải bồi thường cho CBBank toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt, Công ty Phương Trang hoàn trả số tiền đã nhận và lãi phát sinh cho CBBank hơn 6.400 tỷ đồng. Ngoài ra, HĐXX kiến nghị Cục Thuế TPHCM xem xét trách nhiệm của các cá nhân của Chi cục Thuế quận 3 liên quan đến việc tính thuế thu nhập đối với bị cáo Phấn khi chuyển nhượng căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TPHCM.