Từ đó, bà Phạm Thị Lệ Anh thực hiện báo cáo số 46/BC-THCSDN gửi Huyện ủy Quảng Ninh, UBND huyện Quảng Ninh, Phòng GD-ĐT Quảng Ninh vào ngày 26-11 có đoạn: “Chiều 24/11/2018 nhà trường đã điều tra học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả phiếu lấy ý kiến từ 23 học sinh như sau: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật nhưng trong đó có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 em trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý).
Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thị bị tát (23/23 em). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 em trả lời), khi bị tát má em N. không bị chảy máu (23/23 em trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23 em trả lời), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23 em trả lời; còn lại không có câu trả lời). Khi tát em N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23 em trả lời), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 em trả lời), sau khi bị tát, N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”.
Với câu hỏi trước bạn N. có bạn nào bị phát tát?, một số em trả lời 7 bạn, một số nói 7-8 bạn. Trước đó N. cùng lớp trưởng khẳng định 10 bạn. Tuy nhiên bà Anh đã bỏ qua chi tiết này, không báo cáo đúng sự thật lên cấp trên. Một luật sư khi nhìn các tời giấy ghi lời khai của học sinh đã cho biết, áp lực trước nhà trường, học sinh sợ sệt mà không nói đúng bản chất sự việc. Lấy lời khai kiểu này không thuộc chức trách của trường học, lại không có phụ huynh hoặc người giám hộ thì vi phạm pháp luật, xem thường nhân phẩm học sinh.