Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, việc thực hiện giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đạt gần 5 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, Hàn Quốc đứng đầu chiếm 17,9% tổng vốn đăng ký; kế đến là Nhật Bản 14,5%, Singapore 13,07%; Trung Quốc đứng thứ 8 với 3,7%.
Qua đánh giá sơ bộ của Bộ KH-ÐT, nhìn chung môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện.
Gần 5 tháng đầu năm 2017, cả nước có hơn 39.580 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 369.600 tỷ đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và tăng 48,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ tăng 22,9% về doanh nghiệp và tăng 52,8% về vốn).
Ðối với lĩnh vực đầu tư phát triển, việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước đã có dấu hiệu khả quan nhưng các bộ, ngành, địa phương vẫn chậm vào cuộc.
Ước tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến nay so với kế hoạch được Quốc hội thông qua là 19,2%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 (18%).
Riêng các bộ, ngành trung ương đã giải ngân 15.900 tỷ đồng, đạt 22,2%; các địa phương giải ngân 52.650 tỷ đồng, đạt 22,7%, cao hơn mức cùng kỳ năm 2016 (18,6%). Tình hình giải ngân vốn đầu tư phát triển của các bộ, ngành và địa phương vẫn diễn ra khá chậm.
Cụ thể, mới có 5/44 bộ, ngành và 30/63 địa phương giải ngân trên mức 25%; 21/44 bộ, ngành trung ương giải ngân dưới 3%; có tới 16/44 bộ, ngành trung ương chưa giải ngân theo kế hoạch.