Võ thuật - mỏ vàng của thể thao Việt Nam

Đóng góp vào thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 27, các đội tuyển võ thuật đã giành tới 41 HCV, chiếm hơn một nửa số HCV của thể thao Việt Nam ở Myanmar. Điều này tiếp tục khẳng định ở đấu trường khu vực, võ thuật luôn giữ được thế mạnh của mình.
Võ thuật - mỏ vàng của thể thao Việt Nam

Đóng góp vào thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 27, các đội tuyển võ thuật đã giành tới 41 HCV, chiếm hơn một nửa số HCV của thể thao Việt Nam ở Myanmar. Điều này tiếp tục khẳng định ở đấu trường khu vực, võ thuật luôn giữ được thế mạnh của mình.

Môn vật đã đóng góp công lớn vào thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 27. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Môn vật đã đóng góp công lớn vào thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 27. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đáng kể có đội tuyển vật giành được 8 HCV, chính là một trong những môn thành công nhất ở SEA Games (chỉ xếp sau điền kinh). HLV trưởng Đới Đăng Hỷ cho biết, đội tuyển chỉ đặt mục tiêu giành 6 HCV trước thềm đại hội nên vô tình tạo ra sức ép cho chính các VĐV. Ai cũng lo lắng khi các quốc gia Thái Lan, Indonesia, Myanmar… đào tạo được lực lượng VĐV có chuyên môn khá, sẵn sàng bước vào cuộc cạnh tranh không khoan nhượng với các đô vật của Việt Nam - cường quốc về môn vật của Đông Nam Á.

Tuy nhiên, khi đã giũ bỏ được tâm lý căng thẳng đè nặng, các đô vật đã thi đấu hưng phấn, đoạt liên tiếp 8 tấm HCV, tiếp tục khẳng định ngôi vị số 1 của mình ở môn thể thao Olympic này. Có thể nói, vật chính là “mỏ vàng” thực sự của thể thao Việt Nam.

Tại SEA Games 27, nhiều gương mặt xuất sắc như Nguyễn Hoàng Ngân, Vũ Thị Nguyệt Ánh (karatedo), Văn Ngọc Tú (judo), Nguyễn Trọng Cường, Lê Huỳnh Châu (taekwondo), Nguyễn Thị Lụa (vật), Lừu Thị Duyên (quyền Anh)… đã đánh dấu sự trở lại của mình qua những màn trình diễn xuất sắc, thắng thuyết phục trước các đối thủ trong khu vực.

Trong khi đó, mặc dù chấp nhận phải “nhường” cho nước chủ nhà Myanmar 7 tấm HCV, thế nhưng Vovinam của Việt Nam vẫn về đích với 6 chiếc HCV. Vấn đề ở đây là Vovinam đã được quảng bá rộng khắp khu vực, ngày càng có nhiều quốc gia tập luyện. Điều đó còn quan trọng hơn chuyện chúng ta đoạt được bao nhiêu HCV, bao nhiêu ngôi vô địch ở các cuộc tranh tài quốc tế.

Taekwondo và judo - hai trong số những môn thế mạnh khác của Việt Nam, đồng thời thuộc hệ thống thi đấu Olympic - cũng gặt hái được thành công đáng kể. Taekwondo đoạt 5 HCV, trong khi judo lấy 3 HCV. Ngoài ra, các môn võ như wushu (5 HCV), karatedo, kempo, pencak silat, muay, quyền Anh đều đóng góp mỗi môn không dưới 2 tấm HCV, giúp Việt Nam về đích với hạng 3 toàn đoàn (73 HCV).

Nếu đội ngũ trọng tài điều hành trung thực, chính xác, có thể số HCV mà các môn võ của Việt Nam mang về là 60 HCV. Khi đó, đoàn Việt Nam sẽ tranh chấp quyết liệt ngôi vị dẫn đầu với đoàn Thái Lan.

LÊ HÙNG

Tin cùng chuyên mục