Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,3 điểm, lên 813,95 điểm. VN30-Index cũng tăng 1,53 điểm lên 806,83 điểm. Chốt phiên giao dịch tài sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,08 điểm, lên 108,65 điểm, HNX30-Index tăng 0,88 điểm đạt 199,96 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì tốt, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 4.400 tỷ đồng.
Mặc dù thị trường duy trì sắc xanh, đa số các mã CK ngân hàng cũng duy trì ở mức xanh như VPB tăng mạnh 1,5 điểm; EIB tăng 0,2 điểm; ACB tăng 0,1 điểm; BID tăng 0,3 điểm… nhưng tâm điểm của thị trường lại dồn vào cổ phiếu Ngân hàng Sacombank (mã chứng khoán STB) vì mã chứng khoán này bị bán tháo mạnh. Có thời điểm STB phải giao dịch ở mức 11.600 đồng/cổ phiếu do bị giảm sàn. Nguyên nhân của sự bán tháo này là do ngày 10-10, HĐQT Sacombank công bố trình cổ đông phương án thay đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM; đồng thời chuyển niêm yết từ sàn HOSE (TPHCM) sang sàn HNX (Hà Nội). Nội dung này sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ 23-10 đến 22-11 sắp tới.
Mặc dù thị trường duy trì sắc xanh, đa số các mã CK ngân hàng cũng duy trì ở mức xanh như VPB tăng mạnh 1,5 điểm; EIB tăng 0,2 điểm; ACB tăng 0,1 điểm; BID tăng 0,3 điểm… nhưng tâm điểm của thị trường lại dồn vào cổ phiếu Ngân hàng Sacombank (mã chứng khoán STB) vì mã chứng khoán này bị bán tháo mạnh. Có thời điểm STB phải giao dịch ở mức 11.600 đồng/cổ phiếu do bị giảm sàn. Nguyên nhân của sự bán tháo này là do ngày 10-10, HĐQT Sacombank công bố trình cổ đông phương án thay đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM; đồng thời chuyển niêm yết từ sàn HOSE (TPHCM) sang sàn HNX (Hà Nội). Nội dung này sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ 23-10 đến 22-11 sắp tới.
“Từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gặp nhiều khó khăn trong việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất. Mặc dù vậy, NHNN đã thành công trong việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, qua đó đã hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối”, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nêu trong báo cáo vừa được gửi tới Quốc hội.
Theo báo cáo, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, đặc biệt từ cuối tháng 9-2016, một số tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm 0,3%-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm 0,5%-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, căn cứ diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra.
Theo báo cáo, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, đặc biệt từ cuối tháng 9-2016, một số tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm 0,3%-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm 0,5%-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, căn cứ diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra.