Vĩnh Long: 10 năm nữa sẽ hết chỗ chôn lấp rác thải

Mỗi ngày, bãi rác ở tỉnh Vĩnh Long tiếp nhận từ 350 - 400 tấn rác thải, nhưng chỉ áp dụng bằng biện pháp thủ công là chôn lấp. Với lượng rác thải như hiện nay thì khoảng 10 năm nữa sẽ hết chỗ chôn lấp trên diện tích quy hoạch.

Ngày 6-4, trao đổi với phóng viên, ông Ngô Thành Thía, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công trình công cộng tỉnh Vĩnh Long cho biết, theo quy hoạch khu bãi rác của tỉnh Vĩnh Long là 47 ha (ở địa bàn huyện Long Hồ). Hiện, tỉnh có 4 bãi rác và các công trình phụ trợ khác như đường dẫn, đê bao, hồ chứa nước rỉ… tổng cộng khoảng 24 ha. Mỗi ngày, bãi rác này tiếp nhận từ 350 - 400 tấn rác thải, nhưng chủ yếu dùng biện pháp chôn lấp, cứ đầy là đào ô chôn lấp tiếp. Tuy nhiên, việc xử lý rác bằng cách chôn lấp thủ công hết sức vất vả, phải trải qua rất nhiều công đoạn như huy động xe ủi rác, phun xịt, khử mùi…

Vĩnh Long: 10 năm nữa sẽ hết chỗ chôn lấp rác thải ảnh 1 Tỉnh Vĩnh Long đang áp dụng xử lý rác bằng cách chôn lấp thủ công. Ảnh: QUỐC AN

Theo ông Ngô Thành Thía, bãi rác số 1 đã đóng cửa và cho trùm bạt trên 10 năm; đơn vị đang kiến nghị ngành chức năng lấy mẫu rác thải để phân tích xem rác đã hoai mục như thế nào, từ đó có kế hoạch sàng lọc, thu hồi những chất còn lại như miểng chai, sành sứ, sắt thép... Đối với chất hữu cơ thì lấy làm phân bón, những chất không sử dụng được sẽ chôn lấp trở lại.

Bãi rác số 3 đang trong tình trạng gần phủ đầy, dự kiến vào cuối năm 2022 sẽ tiếp tục đưa rác thải sang bãi rác số 4 liền kề. Trước tình trạng lượng rác thải như hiện nay, khoảng 10 năm nữa sẽ hết chỗ chôn lấp rác trên diện tích quy hoạch 47 ha. Do vậy, tỉnh cần đầu tư nhà máy xử lý rác công nghệ hiện đại nhằm xử lý rác triệt để.

Vĩnh Long: 10 năm nữa sẽ hết chỗ chôn lấp rác thải ảnh 2 Nhà máy xử lý rác Phương Thảo bị dừng hoạt động, các thiết bị rỉ sét theo thời gian. Ảnh: QUỐC AN

Trước đó, đầu năm 2013, một nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy xử lý rác ở Vĩnh Long là Công ty Phương Thảo, với công suất xử lý 300 tấn rác/ngày, kinh phí xây dựng hơn 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhà máy chỉ hoạt động 9 tháng thì buộc phải dừng vận hành vào cuối năm 2013 do chưa đạt các thông số kỹ thuật...

Đến tháng 9-2016, nhà máy hoạt động trở lại và chuyển sang phương pháp đốt nhưng rác không được xử lý hết, chất đống, gây ô nhiễm môi trường nên nhà máy buộc phải ngưng hoạt động cho đến nay.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hiện tượng lạ xuất hiện ở Phú Yên sau 46 năm

Hiện tượng lạ xuất hiện ở Phú Yên sau 46 năm

Tại xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) xảy ra hiện tượng lạ, khi đất nứt, bùn trào lên từ các kẽ nứt trên rẫy sắn. Sự việc thu hút sự hiếu kỳ của người dân, trong khi lãnh đạo địa phương khẳng định, cách đây 46 năm đã xảy ra hiện tượng này. 

Đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế xả rác

Đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế xả rác

Thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp để xử lý các hành vi xả rác, tiểu bậy ra môi trường công cộng. Nhiều địa phương như TP Hà Nội, TPHCM cũng đã đưa ra nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, giám sát nhưng hiệu quả chưa cao, bộ mặt đô thị vẫn còn nhếch nhác. Nhiều ý kiến cho rằng, để giữ gìn sự sạch sẽ, văn minh, có lẽ đã đến lúc phải xử phạt mạnh tay như các quốc gia Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… áp dụng.

Chuyển đổi xanh sớm, doanh nghiệp được ưu đãi lãi suất vay

Chuyển đổi xanh sớm, doanh nghiệp được ưu đãi lãi suất vay

Ngày 1-4, tại cuộc họp thông tin về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất do Sở TN-MT TPHCM phối hợp các cơ quan chức năng và hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề tổ chức, nhiều chuyên gia khẳng định: chuyển đổi xanh là yêu cầu pháp lý bắt buộc. Doanh nghiệp chậm chuyển đổi sẽ đối mặt với rủi ro bị xử phạt hoặc bị loại khỏi thị trường.

Sông Pheo ô nhiễm gây ảnh hưởng đến Lễ hội bơi Đăm

Sông Pheo ô nhiễm gây ảnh hưởng đến Lễ hội bơi Đăm

Ngày 1-4, sông Pheo (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bị ô nhiễm nghiêm trọng có khả năng gây ảnh hưởng tới Lễ hội bơi Đăm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp

Sớm đưa chất lượng không khí về mức độ an toàn

Ngày 27-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Tăng trách nhiệm thu gom, tái chế của doanh nghiệp

Tăng trách nhiệm thu gom, tái chế của doanh nghiệp

Sáng 25-3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức "Hội thảo tập huấn triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu - EPR”. Đây là cơ chế được đánh giá có vai trò quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, đảm bảo doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với môi trường thông qua việc thu gom, tái chế sản phẩm sau sử dụng hoặc đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế.

UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo xử lý vụ bụi than phát tán ra môi trường

UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo xử lý vụ bụi than phát tán ra môi trường

Ngày 21-3, Báo SGGP thông tin về tình trạng người dân ở khu vực Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân thường xuyên chịu cảnh bụi đen phát tán, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Sau khi báo đăng, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Công ty cổ phần Cảng quốc tế Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.