Ngày 18-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Đây là một trong số các sự kiện quan trọng, thiết thực chào mừng ngày KH-CN Việt Nam (18-5) và ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5).
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành và địa phương. Buổi lễ còn có sự tham dự của đại diện gia đình cố GS Tạ Quang Bửu, các nhà khoa học, đại biểu đại diện cho các tổ chức KH-CN, các thành viên Hội đồng Giải thưởng, các nhà khoa học đã được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu và sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. Giải thưởng có Cơ quan thường trực là Quỹ Phát triển KH-CN Quốc gia.
Các nhà khoa học đoạt giải thưởng phải có những đóng góp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và công bố các kết quả thu được trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Giải thưởng được xét tặng cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: Khoa học tự nhiên (Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học, Khoa học tự nhiên khác), Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y dược và Khoa học nông nghiệp.
Cơ cấu Giải thưởng Tạ Quang Bửu bao gồm từ 1 đến 3 giải thưởng chính (được nhận Bằng chứng nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ KH-CN và tiền thưởng 200 triệu đồng) và 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ, dưới 35 tuổi (được nhận Bằng chứng nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ KH-CN và 50 triệu đồng).
Sau 5 năm triển khai, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã nhận được 227 hồ sơ đăng ký với 14 nhà khoa học được vinh danh, trong đó có 11 nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Hóa học, Khoa học Thông tin và Máy tính, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học Nông nghiệp và 03 nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực Toán học và Vật lý.
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành và địa phương. Buổi lễ còn có sự tham dự của đại diện gia đình cố GS Tạ Quang Bửu, các nhà khoa học, đại biểu đại diện cho các tổ chức KH-CN, các thành viên Hội đồng Giải thưởng, các nhà khoa học đã được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu và sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển. Giải thưởng có Cơ quan thường trực là Quỹ Phát triển KH-CN Quốc gia.
Các nhà khoa học đoạt giải thưởng phải có những đóng góp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và công bố các kết quả thu được trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Giải thưởng được xét tặng cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: Khoa học tự nhiên (Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học, Khoa học tự nhiên khác), Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y dược và Khoa học nông nghiệp.
Cơ cấu Giải thưởng Tạ Quang Bửu bao gồm từ 1 đến 3 giải thưởng chính (được nhận Bằng chứng nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ KH-CN và tiền thưởng 200 triệu đồng) và 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ, dưới 35 tuổi (được nhận Bằng chứng nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ KH-CN và 50 triệu đồng).
Sau 5 năm triển khai, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã nhận được 227 hồ sơ đăng ký với 14 nhà khoa học được vinh danh, trong đó có 11 nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Hóa học, Khoa học Thông tin và Máy tính, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học Nông nghiệp và 03 nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực Toán học và Vật lý.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh chúc mừng 3 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018. Ảnh: TRẦN BÌNH
Năm 2018, Ban Tổ chức đã tiếp nhận 54 hồ sơ đăng ký tham gia và Hội đồng khoa học chuyên ngành đã đánh giá, đề cử ra 09 hồ sơ để tiếp tục xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng. Theo nhận định của Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018, các công trình năm nay đều có chất lượng tốt, được xuất bản trên các tạp chí có uy tín và một vài trong số đó có tiềm năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Ngày 10-5-2018, Bộ trưởng Bộ KH-CN đã ký Quyết định số 1226/QĐ-BKHCN, trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018 cho 3 nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề xuất. Cụ thể: - 2 công trình khoa học xuất sắc đoạt giải chính là: + Công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý về Cấu trúc polymer và cơ chế hoạt động xúc tác tạo H2 của molybdenum sulfide vô định hình (Coordination polymer structure and revisited hydrogen evolution catalytic mechanism for amorphous molybdenum sulfide) do TSKH Trần Đình Phong, Trường Đại học KH-CN Hà Nội, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam làm tác giả chính. Công trình được công bố trong Nature Materials, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới về Khoa học vật liệu.
Bộ trưởng Bộ KH-CN trao giải thưởng chính cho TSKH Trần Đình Phong (phải) và PGS.TS Phạm Văn Hùng (trái). Ảnh: TRẦN BÌNH
+ Công trình khoa học trong lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp về Khả năng tiêu hóa in vitro và sinh đường in vivo của các loại tinh bột gạo có hàm lượng amylose khác nhau và tinh bột gạo biến đổi bằng phương pháp vật lý (In vitro digestibility and in vivo glucose response of native and physically modified rice starches varying amylose contents) do PGS.TS Phạm Văn Hùng, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM làm tác giả chính. Công trình được công bố trong Food Chemistry, Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh học.
TS Đỗ Quốc Tuấn nhận giải dành cho nhà khoa học trẻ. Ảnh: TRẦN BÌNH
- Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ thuộc về TS Đỗ Quốc Tuấn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý là Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến nhiều chiều có khối lượng (Higher dimensional nonlinear massive gravity). Công trình được công bố trong Physical Review D, tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Vật lý.