Vĩnh biệt soạn giả Mịch Quang: Người mở đường cho nền sân khấu học

Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang, một trong những người mở đường, là viên gạch đầu tiên xây dựng nền sân khấu học, nghệ thuật học, thi pháp học, kịch học Việt Nam đã vĩnh biệt dương thế ngày 16-2, tại Hà Nội, hưởng thọ 101 tuổi. Ông ra đi đã để lại niềm thương tiếc khôn nguôi đối với người thân và bao thế hệ hậu bối. 
Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang tên thật là Nguyễn Thế Khoán, sinh năm 1917 trong một gia đình yêu nước dòng dõi khoa bảng ở Bình Định. Từ năm 1954, tập kết ra Bắc, ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Sớm tiếp thu những tinh hoa văn hóa truyền thống của quê hương cùng với những sáng tạo không mệt mỏi, ông đã có nhiều đóng góp có giá trị trên 2 lĩnh vực: nghiên cứu và soạn giả sân khấu.
“Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang như một biểu tượng về sự trường tồn của nghệ thuật dân tộc”, GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam khẳng định. Cũng theo GS Hoàng Chương, ở tuổi bách niên, nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang vẫn không ngừng sáng tạo nghệ thuật, khoảng 30 năm trở lại đây, soạn giả Mịch Quang liên tục cho công bố những công trình quan trọng nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, như “Đặc trưng nghệ thuật tuồng”, “Âm nhạc và sân khấu kịch hát dân tộc”, “Kinh dịch và nghệ thuật truyền thống”, “Khơi nguồn mỹ học dân tộc”... 
Vĩnh biệt soạn giả Mịch Quang: Người mở đường cho nền sân khấu học ảnh 1 Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang 
Ông là nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu ra một số lý thuyết có tính phổ quát được giới nghệ thuật học quốc tế quan tâm. Nhờ các công trình nghiên cứu và hơn 80 tiểu luận đăng trên các tạp chí của tác giả Mịch Quang, khát vọng xây dựng hệ thống lý luận cơ bản của nghệ thuật dân tộc, phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân tộc từng bước được hiện thực hóa.
Đến nay, nhiều phát hiện, khám phá về nghệ thuật truyền thống dân tộc của ông đã trở thành tài sản chung của giới nghệ thuật học dân tộc. Các khái niệm như “hiện thực tả ý”, “phương pháp mô hình hóa”, “sân khấu tổng thể tích hợp”, “tự sự kịch tính trữ tình”, “cấu trúc động mở” hay các phạm trù mỹ học dân tộc như “cái hùng”, “cái hậu”, “cái nhu” do ông tổng kết đã được các nhà nghiên cứu nghệ thuật dân tộc có uy tín cùng nhiều nhà nghệ thuật học thế hệ sau vận dụng và phát triển. 
Kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang được công nhận không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Chính từ các kết quả này, một nhịp cầu nối mới đã hình thành, đưa tên tuổi của ông đến với nhiều nhà nghiên cứu có uy tín trên thế giới. Ông cũng đã vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong các năm 2001 và 2017.
Theo Hội Nghệ sĩ sân khấu, lễ viếng, tiễn đưa nghệ sĩ Mịch Quang về nơi an nghỉ cuối cùng sẽ được tổ chức vào sáng ngày 21-2 tại Hà Nội  

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Nghị định khuyến khích phát triển văn học. Ảnh: HUẤN TRẦN

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Sáng 4-4, tại Đường sách TPHCM, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chương trình giao lưu giới thiệu ấn phẩm Hà Giang - Miền đá nở hoa. Ấn phẩm nằm trong series Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về văn hóa, cảnh sắc và con người ở mỗi địa phương trên cả nước.

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Sự bùng nổ của các cuộc “bóc phốt”, công khai đời tư... khiến mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành một “chiến trường” - khi ai cũng tự cho mình có quyền và có thể dễ dàng lên tiếng chỉ trích người khác. Điều này phản ánh một lỗ hổng văn hóa mạng nghiêm trọng.

Các đại biểu tham quan Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5. Ảnh: MINH DIỄM

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng.

Cuốn sách do tập thể tác giả công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II biên soạn

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Góc nhìn từ lịch sử

Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau một thời gian dài kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Dịp này, NXB Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục tái bản cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" và "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng".

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Ngày 3-4 (mùng 6-3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Buổi ra mắt phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối"  tổ chức tại Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ xúc động và cả thán phục của đông đảo khán giả, các nghệ sĩ và những người yêu điện ảnh.

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Rap diss (viết tắt của “disrespect” - công kích, thiếu tôn trọng) không phải là hiện tượng mới, nhưng mỗi lần xuất hiện, nó lại khơi dậy tranh luận. Khi ranh giới giữa cá tính và công kích trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ được sự hấp dẫn mà không trượt dài thành đối đầu, tiêu cực?

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Sự ra đời của ấn phẩm Đi tìm ánh sáng do tổ chức Room to Read Việt Nam kết hợp NXB Văn học ấn hành, nêu lên một thực tế: trong khi thị trường sách thiếu nhi vô cùng sôi động, thì dòng sách cho trẻ nhỏ yếu thế lại gần như bị “bỏ quên”.

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này, giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc.

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Trong bộ phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, nhân vật chú Sáu (NSƯT Cao Minh) đã thốt lên câu nói thấm thía khi đối mặt với quân địch: “Địa đạo là chiến tranh nhân dân, tụi bây không thể nào thắng được”. Dưới lòng đất chật chội và tối tăm, địa đạo trở thành chiến trường khốc liệt nhưng vẫn luôn bừng sáng ngọn lửa kiên trung từ những trái tim yêu nước.

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 1-4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala - Núi Bà (ảnh), có niên đại trên 700 năm tuổi. Phù điêu Kala được phát hiện vào năm 1993 tại hố khai quật di tích Núi Bà (thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).