Vinamilk tiếp tục đứng trong top 10 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất 2021

Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất 2021 (Top 50) lần thứ 9. Theo đó, Vinamilk tiếp tục đứng trong top 10 doanh nghiệp dẫn đầu danh sách này và đồng thời đứng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. 

Kết quả này là nhờ hoạt động kinh doanh bền vững cùng các chiến lược ứng phó phù hợp với các thách thức do Covid-19. Tính chung đến nay, Vinamilk đã 9 lần liên tiếp có tên trong danh sách thường niên do Forbes Việt Nam đánh giá, xếp hạng.

Nhận định về danh sách xếp hạng năm nay, đại diện Forbes Việt Nam cho biết, trải qua hơn một năm chống chọi với những khó khăn do đại dịch, nhưng nhiều doanh nghiệp trong danh sách cho thấy bản lĩnh chèo lái của các doanh nhân, khả năng xoay trở, mạnh dạn đầu tư để tìm cơ hội, mang lại hiệu quả kinh doanh khả quan và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. 

Vinamilk là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất trong nhiều năm liền

Riêng với Vinamilk, doanh nghiệp đã không ngừng phát triển các dự án M&A, liên doanh, đầu tư mới hướng đến mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động cũng như tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Những nỗ lực trên đã giúp Vinamiilk gặt hái những kết quả hết sức tích cực.

Hiện Vinamilk đã thăng liền 6 hạng trên bảng xếp hạng 50 Công ty sữa hàng đầu thế giới, vươn lên vị trí thứ 36 và là đại diện duy nhất đến từ Đông Nam Á trong danh sách này.

Với thị trường trong nước, dù hàng tiêu dùng - thực phẩm đồ uống thuộc nhóm cơ bản nhưng sức mua vẫn bị tác động bởi dịch bệnh và các đợt giãn cách xã hội. Trong bối cảnh đó, Vinamilk vẫn giữ được thị phần, dẫn đầu thị trường ở nhiều phân khúc chính như sữa nước, sữa đặc, sữa bột trẻ em, sữa chua ăn… Sự linh hoạt trong kinh doanh, nền tảng về năng lực sản xuất – cung ứng và tài chính vững mạnh đang là những lợi thế dài hạn giúp Vinamilk ổn định trong “nhiễu động” và sẵn sàng cho cơ hội phát triển khi đại dịch được kiểm soát bởi chiến lược vaccine tạo miễn dịch cộng đồng.

Danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn không chỉ dựa trên tiêu chí kết quả kinh doanh tốt nhất mà còn chú trọng đến các yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp, vị thế công ty trong ngành, chất lượng quản trị, triển vọng phát triển ngành...

Trên thực tế, trong những năm qua hoạt động phát triển bền vững được Vinamilk đặt là một trong các chiến lược trọng tâm. Công ty đã tiên phong trong việc gắn mục tiêu và hoạt động chiến lược với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (17 Sustainable Development Goals) và Khung Phát triển bền vững ngành sữa (DSF). Đơn cử như về khía cạnh năng lượng bền vững, từ cuối năm 2020, Vinamilk đầu tư để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại toàn bộ trang trại trên toàn quốc. Tổng công suất của dự án có thể đạt hơn 54 MWp, giúp tái tạo gần 70 triệu kWh điện năng/năm.

Cũng trong năm qua, Vinamilk đã áp dụng nhiều sáng kiến bền vững với 93 giải pháp liên quan đến nguyên vật liệu, sản xuất, phát thải và chăn nuôi. Điều này giúp doanh nghiệp đạt được các kết quả tích cực trong tiến trình giảm thiểu nhựa, tiết kiệm điện, nước, năng lượng trong sản xuất, kinh doanh qua từng năm.

­Những nỗ lực trong định hướng phát triển bền vững đã giúp Vinamilk được đánh giá thuộc top 20 cổ phiếu xanh VNSI (liên tục tính từ năm 2017), với tổng điểm ESG đánh giá đạt 90%.

Theo kết quả công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), điểm số đánh giá của Vinamilk năm 2020 trên tất cả các khía cạnh Môi trường, Xã hội và Quản trị đều cao hơn so với điểm số trung bình của Ngành và trung bình của VN100.

Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu trong Top 10 Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thuộc Chương trình CSI 100. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp Vinamilk được CSI 100 vinh danh vì sự tiên phong và sáng tạo trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng bán lẻ, kích cầu nội địa trước nguy cơ khó khăn xuất khẩu

Tăng trưởng bán lẻ, kích cầu nội địa trước nguy cơ khó khăn xuất khẩu

Bộ Công thương yêu cầu đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa trong năm 2025. Chỉ thị này được ban hành trong bối cảnh nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, có nguy cơ bị áp thuế cao tới 46% ở Hoa Kỳ.

Giá vàng chiều nay 4-4 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều nay 4-4 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 4-4 tiếp tục giảm, trong đó giá bán ra vẫn giảm mạnh hơn. Giá vàng nhẫn 9999 lẫn vàng miếng SJC chiều nay đã không còn giữ được mốc 102 triệu đồng/lượng.

Người dân mua vàng tại cửa hàng Mi Hồng, quận Bình Thạnh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tăng mạnh giá mua, giảm giá bán vàng

Giá vàng trong nước sáng nay 4-4  được một số doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng mạnh giá mua nhưng lại giảm giá bán ra. Hiện giá bán vàng miếng SJC đã rời khỏi mốc 102 triệu đồng/lượng.

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương; sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, thiếu tính đặc trưng; không có sự liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, đầu ra hàng hóa không ổn định… Đó là 3 trong số rất nhiều tồn tại, hạn chế chưa thể khắc phục trong quá trình triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua. Qua đó, cho thấy tại nhiều địa phương, chương trình chưa mang lại hiệu quả, mục tiêu như Chính phủ đề ra, thậm chí đang bị thụt lùi.

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng trong nước chiều 2-4 tiếp tục biến động theo chiều giảm. Trong đó, một doanh nghiệp tại TPHCM niêm yết giá vàng miếng SJC giảm mạnh về gần 100 triệu đồng/lượng. 

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm

Giá vàng trong nước sáng 2-4 tiếp tục giảm nhẹ dù giá thế giới vẫn neo trên đỉnh. Có doanh nghiệp niêm yết giá bán vàng miếng SJC còn 101 triệu đồng/lượng.

Giá vàng chiều 1-4 “hạ nhiệt”, giá thu mua vào về dưới 100 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 1-4 “hạ nhiệt”, giá thu mua vào về dưới 100 triệu đồng/lượng

Sau khi lập đỉnh cao nhất mọi thời đại vào sáng nay, giá vàng trong nước chiều 1-4 đã “hạ nhiệt”. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều giảm giá thu mua xuống dưới 100 triệu đồng/lượng dù giá bán vàng nhẫn 9999 lẫn vàng miếng SJC vẫn giữ trên mốc 102 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán được kéo dãn lên gần 3 triệu đồng/lượng.

Đầu tư

Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng. Ảnh: VGP

Khánh thành Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng

Ngày 5-4, UBND TP Hải Phòng phối hợp Tập đoàn Hateco tổ chức lễ khánh thành Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT) tại cảng Lạch Huyện. Đây là một trong những dự án hạ tầng cảng biển nước sâu tại Việt Nam được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tư nhân.

Tài chính- Chứng khoán

Khai mạc triển lãm ảnh ngân hàng đối với sự phát triển của TPHCM

Sáng 5-4, tại Công viên Lam Sơn quận 1, TPHCM đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Ngành Ngân hàng đối với sự phát triển của TPHCM". Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, các sở - ngành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực II và các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM.