Vinamilk tăng “lực đẩy” phát triển từ nội lực xanh

Xanh hóa sản xuất và cao hơn là xanh hóa thương hiệu đã trở thành “luật chơi” mới trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này xuất phát từ thực tế thương mại xanh, kinh tế xanh đã và đang là xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới. Vậy Công ty cổ phần sữa Việt Nam đã làm thế nào để chuyển đổi và biến nội lực xanh thành lực đẩy tăng trưởng của mình?

Vinamilk mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang nhiều thị trường mới ở các khu vực như Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc…
Vinamilk mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang nhiều thị trường mới ở các khu vực như Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc…

Tăng tốc chuyển đổi xanh

Dự án ấn tượng nhất mà Vinamilk đã kiên trì triển khai là Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Đất Mũi, Cà Mau.

Đây là dự án phục hồi rừng ngập mặn bằng giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, do Vinamilk phối hợp với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau triển khai từ năm 2023. Với mục tiêu cụ thể là tái sinh 25ha rừng tại khu vực lõi của vườn quốc gia và khoảng 100.000 - 250.000 cây phát triển sau 6 năm. Dự án khi hoàn thành sẽ là một bể hấp thụ carbon có trữ lượng ước tính khoảng 17.000-20.000 tấn carbon, tương đương với 62.000-73.000 tấn CO2.

“Với Cánh rừng Net Zero Vinamilk, chúng tôi không chỉ hướng đến bảo vệ môi trường hay phục hồi hệ sinh thái, mà xác định trữ lượng hấp thụ carbon có thể đo lường được” ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero Vinamilk chia sẻ.

Trước dự án này, Vinamilk cũng đã triển khai chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” với hơn 1,1 triệu cây xanh được trồng tại 20 tỉnh thành, góp phần giúp Vinamilk trung hòa khí nhà kính cho các hoạt động sản xuất hiện tại.

Ở khía cạnh khác, Vinamilk được ví là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về những chuyển đổi xanh trong chuỗi quy trình từ trang trại đến nhà máy và sản phẩm. Phải kể đến là Vinamilk đã đón nhận chứng nhận quốc tế về trung hòa Carbon (PAS 2060:2014) từ Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI) cho Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.

Theo chứng nhận này, tổng lượng carbon được trung hòa tại nhà máy theo phạm vi 1 và phạm vi 2 (scope 1 & 2) là 3.410 tấn CO2e. Kết quả này đến từ nỗ lực kép cắt giảm phát thải trong sản xuất đồng thời duy trì quỹ cây xanh để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua.

HINH 3B.jpg
Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Đất Mũi, Cà Mau

Kiến tạo hệ thống nhà máy “xanh” của Vinamilk

Cũng phải nói thêm, định hướng chiến lược phát triển bền vững của Vinamilk từ nhiều năm nay, Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp sản xuất xanh, thân thiện với môi trường như ứng dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm năng lượng như tuần hoàn nhiệt tại khâu tiệt trùng sản phẩm, tuần hoàn nước tại khâu làm mát sản phẩm...

Hiện tỷ lệ năng lượng xanh, sạch (gồm năng lượng mặt trời, CNG…) đang chiếm hơn 92% năng lượng tiêu thụ tại nhà máy và theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính, lượng phát thải của nhà máy năm 2023 đã giảm 30% so với năm 2022. Các nỗ lực “xanh hóa” đã giúp nhà máy đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt theo chuẩn mực quốc tế như chứng nhận năng lượng ISO 50001, chứng nhận môi trường ISO 14001 và nay là chứng nhận về trung hòa Carbon PAS 2060:2014.

Ngoài ra, 2 đơn vị khác của Vinamilk là Nhà máy sữa Nghệ An và Trang trại bò sữa Nghệ An là những đơn vị đầu tiên trong ngành sữa đạt chứng nhận đạt trung hòa carbon theo PAS 2060:2014. Như vậy, chỉ trong chưa đầy một năm sau khi công bố Chương trình hành động hướng đến Net Zero “Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050”, Vinamilk đã có 3 đơn vị đạt chứng nhận này.

Không chỉ vậy, Vinamilk cũng đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới Vinamilk Green Farm được sản xuất với kỹ thuật nông nghiệp xanh trung hòa carbon và công nghệ kép hút chân không đột phá. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của Vinamilk trên lộ trình trở thành công ty thực phẩm hàng đầu, tiên phong nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ công nghệ để nâng tầm hương vị và chất lượng sản phẩm, phục vụ sứ mệnh “chăm sóc” cốt lõi, xứng đáng với vai trò dẫn dắt ngành sữa Việt Nam.

HÌNH 4B.jpg
Các nỗ lực xanh hóa đã giúp nhà máy của Vinamilk đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt theo chuẩn mực quốc tế.

Có thể thấy, 4 định hướng chiến lược được Vinamilk xác định để tiến đến mục tiêu Net Zero khá rõ nét và toàn diện, bao gồm chăn nuôi bền vững - sản xuất xanh - logistics thân thiện môi trường – tiêu dùng bền vững.

Hiện Vinamilk đang thực hiện đồng bộ các giải pháp về công nghệ thân thiện môi trường, chuyển đổi năng lượng xanh, vận dụng kinh tế tuần hoàn… để xây dựng mô hình các nhà máy không chỉ hiện đại, đạt chất lượng quốc tế, mà còn ngày càng xanh hơn.

Bằng sự quyết tâm của ban lãnh đạo, sự tích cực của tất cả đội ngũ nhân viên, Vinamilk sẽ nỗ lực hơn nữa để hành trình của mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ ít dần những dấu chân carbon.

“Với những giải pháp trên, Vinamilk sẽ có thêm những đơn vị đạt trung hòa carbon trong tương lai gần, khẳng định sự kiên định và quyết liệt của Vinamilk trong việc giảm thiểu “dấu chân Carbon” trên tiến trình đến Net Zero như cam kết”, ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk, cho biết.

Tin cùng chuyên mục