Vinamilk mở ra các lợi thế cạnh tranh mới từ tận dụng FTA

Việc khai thác triệt để lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết đã mở ra cơ hội thị trường, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Vinamilk. Theo đại diện doanh nghiệp cho biết, hiện tỷ lệ thực hiện cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O để được ưu đãi thuế tại Vinamilk hiện đạt trên 53%, cao hơn mức trung bình là 37,35% theo số liệu được tổng kết của Bộ Công Thương.

Vinamilk đã chủ động đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Vinamilk đã chủ động đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Doanh thu tăng khoảng 40% nhờ tận dụng FTA

Một ví dụ về việc tận dụng FTA hiệu quả được doanh nghiệp chia sẻ là thị trường Nhật Bản và Canada, với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cụ thể, 2 thị trường này đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng khoảng 40% so với giai đoạn cùng kỳ 2023, dù đây đều có những nơi có tiêu chuẩn cao đối với các mặt hàng nhập khẩu.

“Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các thị trường mới, có nhiều tiềm năng như châu Phi và Nam Mỹ… Tuy nhiên, để khai thác thị trường có FTA thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, kèm theo đó là sự thay đổi về nguồn nguyên liệu sản xuất, dây chuyền để có thể đáp ứng được yêu cầu liên quan”, ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh doanh quốc tế của Vinamilk cho biết thêm.

Tương tự, đại diện Vinamilk cho biết, sản phẩm của công ty đã gia nhập vào chuỗi cung ứng khó tính nhất trong khu vực Châu Đại Dương như Costco, Woolworths, Foodstuff… Chỉ tính riêng tại 2 thị trường Úc, New Zealand, Vinamilk đều ghi nhận tăng trưởng doanh thu hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến nay, Vinamilk đã có hơn 26 năm kinh nghiệm đưa sản phẩm sữa ra nước ngoài, với hơn 300 skus sản phẩm thuộc các ngành hàng sữa đặc, sữa bột, sữa chua… với tổng kim ngạch lũy kế đạt hơn 3,3 tỷ USD.

Hình 1 - VNM Biểu đồ.jpg

Liên quan vấn đề này, về phía Bộ Công Thương cho biết, tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 17 FTA, bao gồm các hiệp định quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)…

Tính đến tháng 7 năm 2024, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tỷ lệ này đạt khoảng 37,35%, tăng so với mức 33,6% của năm 2022. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mang lại kết quả tích cực.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt 20,1 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ EVFTA hiện chỉ đạt khoảng trên 20%, cho thấy còn nhiều dư địa để doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các ưu đãi từ hiệp định này.

HÌNH 2b.jpg
Vinamilk đã tận dụng hiệu quả lợi thế từ FTA để gia tăng thị phần xuất khẩu

Mặc dù tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA đã có sự cải thiện, nhưng vẫn chưa đạt mức kỳ vọng. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về các ưu đãi, hoặc gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ và tận dụng hiệu quả hơn các FTA, nhằm thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Gia tăng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tận dụng hiệu quả các FTA, Bộ Công Thương đã triển khai Cổng thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại Tự do của Việt Nam. Cổng thông tin này cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến về cam kết thuế quan, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư, cũng như các thông tin liên quan khác, giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận thông tin một cách thuận tiện và chính xác.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tích cực triển khai các giải pháp nhằm tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa cơ hội từ các hiệp định này. Các giải pháp bao gồm tăng cường đàm phán, ký kết FTA mới với các đối tác tiềm năng, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nắm bắt và thực thi các cam kết, cũng như tháo gỡ khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.

HÌNH 5A.jpg
Trang trại sinh thái của Vinamilk

Không dừng lại đó, bộ đã chủ động tham mưu, đưa ra những quyết sách đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động. Những đề án, chương trình, chiến lược như: Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước”; Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài”; Chương trình; Xúc tiến thương mại quốc gia; Khuyến công quốc gia…

Đặc biệt, Bộ Công Thương xây dựng nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như năng lượng ,chế biến, chế tạo, hóa chất, vật liệu mới nhằm xây dựng nền công nghiệp tự chủ, hiện đại. Hỗ trợ những tập đoàn kinh tế đủ mạnh đóng vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ để hình thành một hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai.

Trong môi trường kinh doanh thuận lợi đó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Từ đó, hình thành nét văn hóa cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử được triển khai bài bản quy mô. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như thông tin tuyên truyền ngày càng hiệu quả cũng đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị phần.

Tin cùng chuyên mục