Bên cạnh đó, ông Vũ Minh Trí - Giám đốc điều hành VinaData (thành viên của VNG) kiêm Phó TGĐ phụ trách Dịch vụ đám mây của VNG đã có bài chia sẻ về “Mô hình hệ sinh thái số 4.0: cơ hội và thách thức” trong phiên Tổng quan về hệ sinh thái số Việt Nam. Theo ông Vũ Minh Trí, một hệ sinh thái số sẽ bao gồm 4 yếu tố chính. Thứ nhất, tất cả những thứ có thể tạo ra tín hiệu số (con người, đồ vật). Thứ hai là hạ tầng để con người gửi dữ liệu số lên và lưu trữ. Thứ ba là chính sách: Ai, hạ tầng nào được phép gửi dữ liệu, lưu dữ liệu…. và thứ tư thuộc về quy trình, nó quy định thiết bị nào nói chuyện với thiết bị nào, tần suất bao nhiêu.
Doanh nghiệp tìm hiểu công nghệ của VNG Để quản lí tốt, để kinh doanh tốt hệ sinh thái số có ba công nghệ lớn mà nhiều doanh nghiệp tập trung: Đầu tiên, Big Data – làm sao để lưu, quản lí dữ liệu và bảo mật dữ liệu. Công nghệ thứ hai là Machine Learning (Học máy) hay Data Analytics (Phân tích, xử lý dữ liệu), để có thể hiểu được dữ liệu đó. Còn nhóm công nghệ quan trọng nhất làm cho mọi thứ kết nối với nhau là Internet of Thing (Internet vạn vật). Ở đây chính sách của Nhà nước sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu và giúp nó phát triển theo đúng hướng. Việt Nam còn yếu trong việc phân tích xử lý dữ liệu, do các cơ sở dữ liệu không kết nối với nhau, do hạ tầng không kết nối với nhau và cơ chế cũng chưa cho chúng kết nối với nhau. |
Thực tế hiện nay MXH thay đổi cách thức con người tiếp xúc với nhau, thế nhưng chỉ giới hạn hệ sinh thái số ở nhiêu đó thôi thì chúng ta sẽ mất đi một phần rất lớn, mà phần này lại là phần đang phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây, đó là đồ vật kết nối với nhau – là smart things. Trong khi đó xu thế mới là sự hội tụ số của tất cả những công nghệ sẽ định nghĩa lại cách mà các đồ vật kết nối với nhau; mọi thứ đều chuyển thành số, số hóa là ngôn ngữ chung của tất các các vật kết nối với nhau. Khi kết nối với nhau như vậy thì nó sẽ tạo nên một lượng data khổng lồ. Theo dự đoán, đến năm 2020, khối lượng dữ liệu sẽ đạt 44 ngàn tỷ gigabytes. Khoảng 50,1 tỷ thiết bị IoT sẽ kết nối với nhau, tức là trung bình mỗi người sở hữu 6 thiết bị IoT. Khi đó, nó tạo ra nhiều cơ hội và nhiều thách thức.
Ông Vũ Minh Trí: “Cơ hội ở đây là chúng ta có rất nhiều thông tin, và nếu biết cách xử lý, chúng ta sẽ nắm bắt, sẽ hiểu được bản chất, những lõi thông tin rất có giá trị. Vì khi chúng ta có cảm biến ở khắp mọi nơi thì chúng ta hiểu được mọi thứ đang diễn ra như thế nào dù chúng ta ko có mặt ở đấy”. |