Viettel xây dựng Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng toàn cầu

Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS) là công ty an toàn thông tin đầu tiên của Việt Nam xây dựng được một hệ sinh thái giải pháp do chính các chuyên gia trong nước nghiên cứu và phát triển.

Tin từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội cho biết, Công ty An ninh mạng Viettel (một thành viên của Tập đoàn Viettel) đã hình thành Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng (SOC Managed Service) trên phạm vi toàn cầu.

Trung tâm này có khả năng phát hiện, phân tích, phản ứng, ngăn chặn và điều tra truy vết các sự cố về an toàn thông tin (ATTT), đảm bảo ATTT cho các hệ thống CNTT. Tại Việt Nam, VCS là công ty ATTT đầu tiên tại có hệ sinh thái giải pháp do chính các chuyên gia ATTT tại Viettel nghiên cứu và phát triển.

Năng lực của Công ty An ninh mạng Viettel với đội ngũ chuyên gia chất lượng cao ngày càng được khẳng định
Việc thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực anh ninh mạng không chỉ theo xu thế thị trường, mà nằm trong chiến lược chuyển đổi từ nhà khai thác viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số của Tập đoàn Viettel, nhằm thực hiện sứ mệnh kiến tạo xã hội số.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc VCS cho biết: “VCS muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng lớn nhất Việt Nam, với con người Việt, quy trình Việt và sản phẩm Việt để cung cấp cho phần lớn các doanh nghiệp/tổ chức lớn tại Việt Nam và hạ tầng trọng yếu của quốc gia”.
Đến nay, VCS đã phát hiện hơn 100 lỗ hổng zero-day, số lượng lớn nhất trong số các công ty an ninh mạng ở Việt Nam. Trong đó, nhiều lỗ hổng đã được Google, Facebook, Microsoft vinh danh và trao thưởng.
Với đội ngũ hơn 200 chuyên gia, trong đó có nhiều kỹ sư được công nhận đẳng cấp quốc tế (Top 3 BugCrowd, Top 66/100 nhà nghiên cứu bảo mật Facebook,  41/100 nhà nghiên cứu bảo mật Microsoft…), VSC tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam.
Công ty An ninh mạng Viettel đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm về an ninh mạng, cung cấp dịch vụ cho Chính phủ và các bộ, ngành, doanh nghiệp lớn như: Hệ sinh thái các sản phẩm giám sát và phản ứng ATTT (SOC); Hệ sinh thái các Giải pháp bảo vệ website trên nền điện toán đám mây (Cloudrity), Hệ sinh thái các sản phẩm chống tấn công có chủ đích (Anti APT)...; Giải quyết nhiều sự cố về ATTT cho các Tập đoàn lớn (EVN, SunGroup...); Đảm bảo ATTT cho các sự kiện lớn của Đảng và Nhà nước...

Trước bối cảnh hầu hết các công ty công nghệ đều phát triển dịch vụ số, an ninh mạng là một thị trường đầy tiềm năng ở cả Việt Nam và trên thế giới.

Theo đánh giá của Ken Research, năm 2020, thị trường ATTT Việt Nam sẽ đạt 132,04 triệu USD, tương đương với 2.700 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2019-2023, thị trường Việt Nam sẽ tăng trưởng tới 14% mỗi năm, cao hơn mức 10,6% trung bình toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục