Việt Nam trở thành “bãi đáp” của nông sản giá rẻ
Việc Hoa Kỳ áp thuế 25% lên 800 mặt hàng có tổng kim ngạch 34 tỷ USD từ Trung Quốc và Trung Quốc cũng tuyên bố áp thuế tương tự lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ (bao gồm: ô tô, nông sản - thực phẩm, hải sản) khiến nhiều chuyên gia lo ngại, cuộc chiến tranh thương mại này có thể sẽ còn ảnh hưởng đến nhiều nước lân cận khác, trong đó có Việt Nam.
Điều đáng quan ngại là sau khi Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu đối với các loại nông sản Trung Quốc thì chắc chắn nhiều loại nông sản sản xuất tại Trung Quốc sẽ “tìm đường” xuất khẩu sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Trong khi lâu nay, chúng ta lo ngại trước thực trạng các loại nông sản và cả hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc vẫn tràn vào nội địa, gây điêu đứng cho sản xuất trong nước thì sắp tới đây, áp lực hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc càng lớn hơn.
Không chỉ từ Trung Quốc, nông sản - thực phẩm giá rẻ từ thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ tràn vào Việt Nam nhiều hơn khi cánh cửa xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ bị thu hẹp lại ở Trung Quốc. Trong đó, điển hình là trái cây và thịt heo từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong những tháng qua. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, chỉ riêng trong tháng 5, đã có gần 11.000 tấn thịt từ Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam (tăng gấp 2 so với tháng trước đó), với trị giá hơn 13 triệu USD và chiếm tới 37% tổng lượng thịt Việt Nam nhập khẩu. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với mặt hàng thịt heo của Hoa Kỳ, nâng tổng mức thuế lên 71%, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Với mức thuế này, thịt heo từ Hoa Kỳ khó có cửa vào Trung Quốc, buộc phải tìm các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Và hiện nay, Hoa Kỳ đang trở thành nguồn cung cấp thịt lớn nhất tại thị trường Việt Nam với tổng lượng tăng tới 50% trong những tháng đầu năm. Đáng lo ngại là giá thịt heo nhập khẩu từ Hoa Kỳ bán tại Việt Nam chỉ có 1,5 USD/kg, trong khi giá heo do các chủ trại Việt Nam chăn nuôi vẫn đang bán tới 48.000-50.000 đồng/kg.
Trong khi đó, khi xuất khẩu hàng hóa giảm do thuế cao thì Trung Quốc có thể sẽ giảm nhập khẩu và Việt Nam cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng vì lâu nay nước này đang là thị phần lớn của nhiều mặt hàng từ Việt Nam như lúa gạo, trái cây, thủy sản... Theo TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ, đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ Trung Quốc. Khi quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc căng thẳng, việc điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc có thể khiến nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với Việt Nam và Đông Nam Á giảm.
Cho rằng Trung Quốc áp thuế cao lên nông sản Hoa Kỳ thì giá một số mặt hàng nguyên liệu như thức ăn chăn nuôi sẽ giảm, có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, song theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực mà cũng không được lợi. “Các doanh nghiệp ở Việt Nam đang nhập nguyên liệu chủ yếu từ Brazil, Argentina…, còn nhập từ Hoa Kỳ chỉ có số ít, vì vậy không có lý do gì để Hoa Kỳ bán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá rẻ hơn”- ông Lịch nói.
Cảnh giác thép Trung Quốc đội lốt Việt
Nhiều doanh nghiệp quan ngại nguy cơ thép giá rẻ từ Trung Quốc sẽ ồ ạt vào Việt Nam, bóp chết các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước khi cuộc chiến tranh thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ căng thẳng. Đặc biệt, có thể xảy ra tình trạng thép Trung Quốc đội lốt, mượn danh thép Việt để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng như EU… Thực tế từ nhiều năm qua đã rộ lên “nghi án” này, khiến Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải ra quyết định điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thép carbon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ) và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Sau đó khẳng định có việc 2 loại thép này được đưa từ Trung Quốc qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.
Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), điều đáng lo ngại là Việt Nam có thể bị xếp chung vào một nhóm với Trung Quốc khi Hoa Kỳ thực hiện việc xác minh nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu. Thực tế là hồi tháng 5 vừa qua, cho rằng thép Trung Quốc đã di chuyển qua Việt Nam để lẩn tránh thuế mà Hoa Kỳ đã áp lên thép Trung Quốc từ năm 2015 và 2016, nước này đã áp thuế mạnh lên các sản phẩm thép Việt Nam vì cho là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã từng cảnh báo về việc nếu các doanh nghiệp chỉ làm ăn theo hình thức nhập thép từ Trung Quốc rồi gắn lại nhãn mác Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ thì không chỉ ảnh hưởng tới chính doanh nghiệp mà còn cả uy tín của Việt Nam trong giao thương quốc tế.
Khi cuộc chiến thương mại nổ ra, nhiều người tiếp tục đặt ra câu hỏi thị trường thép Việt sẽ ra sao nếu thép Trung Quốc gia tăng việc gắn mác “made in Vietnam” để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ? Trao đổi với SGGP chiều 11-7, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng, mấu chốt hiện nay khi nước nhập khẩu đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam chính là nguồn gốc xuất xứ có phải từ Trung Quốc không. Thực tế thì thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là loại phôi thép. “Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể khép kín được từ khâu đầu tới khâu cuối trong sản xuất thép” - ông Dũng chia sẻ và khẳng định, hiện nay các doanh nghiệp thép Việt Nam cũng đã đầu tư phát triển để dần khép kín được sản xuất. Về cơ bản, nếu khép kín được từ khâu đầu đến khâu cuối thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ mà nước nhập khẩu sẽ đánh vào thép Việt Nam. Như vậy, giải pháp đề ra để thoát khỏi việc bị “soi” và áp thuế cao là phải phát triển được một ngành thép đồng bộ, khép kín.
Ngoài ra, theo ông Hồ Nghĩa Dũng, câu chuyện thép từ Trung Quốc xuất sang Việt Nam chỉ là một phần, điều đáng quan tâm là hiện nay chúng ta phải cảnh giác trước xu thế các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư sang Việt Nam để sản xuất thép ngay tại Việt Nam. Bởi nếu sản xuất tại Trung Quốc thì sẽ bị áp thuế cao. Trong khi hiện nay, doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách giảm đầu tư ở trong nước, sang đầu tư tại Việt Nam để mượn thị trường Việt Nam xuất khẩu. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép Việt Nam vẫn có đủ sự tự tin để ứng phó, giảm thiểu tới mức tối đa các thiệt hại.
Việc Hoa Kỳ áp thuế 25% lên 800 mặt hàng có tổng kim ngạch 34 tỷ USD từ Trung Quốc và Trung Quốc cũng tuyên bố áp thuế tương tự lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ (bao gồm: ô tô, nông sản - thực phẩm, hải sản) khiến nhiều chuyên gia lo ngại, cuộc chiến tranh thương mại này có thể sẽ còn ảnh hưởng đến nhiều nước lân cận khác, trong đó có Việt Nam.
Điều đáng quan ngại là sau khi Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu đối với các loại nông sản Trung Quốc thì chắc chắn nhiều loại nông sản sản xuất tại Trung Quốc sẽ “tìm đường” xuất khẩu sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Trong khi lâu nay, chúng ta lo ngại trước thực trạng các loại nông sản và cả hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc vẫn tràn vào nội địa, gây điêu đứng cho sản xuất trong nước thì sắp tới đây, áp lực hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc càng lớn hơn.
Không chỉ từ Trung Quốc, nông sản - thực phẩm giá rẻ từ thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ tràn vào Việt Nam nhiều hơn khi cánh cửa xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ bị thu hẹp lại ở Trung Quốc. Trong đó, điển hình là trái cây và thịt heo từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong những tháng qua. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, chỉ riêng trong tháng 5, đã có gần 11.000 tấn thịt từ Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam (tăng gấp 2 so với tháng trước đó), với trị giá hơn 13 triệu USD và chiếm tới 37% tổng lượng thịt Việt Nam nhập khẩu. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với mặt hàng thịt heo của Hoa Kỳ, nâng tổng mức thuế lên 71%, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Với mức thuế này, thịt heo từ Hoa Kỳ khó có cửa vào Trung Quốc, buộc phải tìm các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Và hiện nay, Hoa Kỳ đang trở thành nguồn cung cấp thịt lớn nhất tại thị trường Việt Nam với tổng lượng tăng tới 50% trong những tháng đầu năm. Đáng lo ngại là giá thịt heo nhập khẩu từ Hoa Kỳ bán tại Việt Nam chỉ có 1,5 USD/kg, trong khi giá heo do các chủ trại Việt Nam chăn nuôi vẫn đang bán tới 48.000-50.000 đồng/kg.
Trong khi đó, khi xuất khẩu hàng hóa giảm do thuế cao thì Trung Quốc có thể sẽ giảm nhập khẩu và Việt Nam cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng vì lâu nay nước này đang là thị phần lớn của nhiều mặt hàng từ Việt Nam như lúa gạo, trái cây, thủy sản... Theo TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ, đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ Trung Quốc. Khi quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc căng thẳng, việc điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc có thể khiến nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với Việt Nam và Đông Nam Á giảm.
Cho rằng Trung Quốc áp thuế cao lên nông sản Hoa Kỳ thì giá một số mặt hàng nguyên liệu như thức ăn chăn nuôi sẽ giảm, có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, song theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực mà cũng không được lợi. “Các doanh nghiệp ở Việt Nam đang nhập nguyên liệu chủ yếu từ Brazil, Argentina…, còn nhập từ Hoa Kỳ chỉ có số ít, vì vậy không có lý do gì để Hoa Kỳ bán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá rẻ hơn”- ông Lịch nói.
Cảnh giác thép Trung Quốc đội lốt Việt
Nhiều doanh nghiệp quan ngại nguy cơ thép giá rẻ từ Trung Quốc sẽ ồ ạt vào Việt Nam, bóp chết các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước khi cuộc chiến tranh thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ căng thẳng. Đặc biệt, có thể xảy ra tình trạng thép Trung Quốc đội lốt, mượn danh thép Việt để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng như EU… Thực tế từ nhiều năm qua đã rộ lên “nghi án” này, khiến Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải ra quyết định điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thép carbon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ) và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Sau đó khẳng định có việc 2 loại thép này được đưa từ Trung Quốc qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.
Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), điều đáng lo ngại là Việt Nam có thể bị xếp chung vào một nhóm với Trung Quốc khi Hoa Kỳ thực hiện việc xác minh nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu. Thực tế là hồi tháng 5 vừa qua, cho rằng thép Trung Quốc đã di chuyển qua Việt Nam để lẩn tránh thuế mà Hoa Kỳ đã áp lên thép Trung Quốc từ năm 2015 và 2016, nước này đã áp thuế mạnh lên các sản phẩm thép Việt Nam vì cho là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã từng cảnh báo về việc nếu các doanh nghiệp chỉ làm ăn theo hình thức nhập thép từ Trung Quốc rồi gắn lại nhãn mác Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ thì không chỉ ảnh hưởng tới chính doanh nghiệp mà còn cả uy tín của Việt Nam trong giao thương quốc tế.
Khi cuộc chiến thương mại nổ ra, nhiều người tiếp tục đặt ra câu hỏi thị trường thép Việt sẽ ra sao nếu thép Trung Quốc gia tăng việc gắn mác “made in Vietnam” để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ? Trao đổi với SGGP chiều 11-7, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng, mấu chốt hiện nay khi nước nhập khẩu đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam chính là nguồn gốc xuất xứ có phải từ Trung Quốc không. Thực tế thì thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là loại phôi thép. “Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể khép kín được từ khâu đầu tới khâu cuối trong sản xuất thép” - ông Dũng chia sẻ và khẳng định, hiện nay các doanh nghiệp thép Việt Nam cũng đã đầu tư phát triển để dần khép kín được sản xuất. Về cơ bản, nếu khép kín được từ khâu đầu đến khâu cuối thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ mà nước nhập khẩu sẽ đánh vào thép Việt Nam. Như vậy, giải pháp đề ra để thoát khỏi việc bị “soi” và áp thuế cao là phải phát triển được một ngành thép đồng bộ, khép kín.
Ngoài ra, theo ông Hồ Nghĩa Dũng, câu chuyện thép từ Trung Quốc xuất sang Việt Nam chỉ là một phần, điều đáng quan tâm là hiện nay chúng ta phải cảnh giác trước xu thế các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư sang Việt Nam để sản xuất thép ngay tại Việt Nam. Bởi nếu sản xuất tại Trung Quốc thì sẽ bị áp thuế cao. Trong khi hiện nay, doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách giảm đầu tư ở trong nước, sang đầu tư tại Việt Nam để mượn thị trường Việt Nam xuất khẩu. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép Việt Nam vẫn có đủ sự tự tin để ứng phó, giảm thiểu tới mức tối đa các thiệt hại.