Việt Nam có ca tử vong thứ 50 liên quan dịch Covid-19

Chiều 4-6, Tiểu Ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo ca tử vong thứ 50 liên quan đến dịch Covid-19.

Trường hợp tử vong này là bệnh nhân 3.780 (nam 67 tuổi, ở Giao Thuỷ, Nam Định)  có tiền sử ung thư phổi giai đoạn IV di căn não từ ba năm trước. Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt thuỳ trên phổi phải, xạ phẫu tổn thương não, điều trị hóa chất và xạ trị nhiều đợt tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Ngày 22-4 bệnh nhân nhập viện Bệnh viện K Tân Triều với chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến nguồn gốc phổi.

Từ ngày 5-5, bệnh nhân được cách ly tại cơ sở ở Nam Từ Liêm (Hà Nội). Ngày 13-5 bệnh nhân được làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và cho kết quả dương tính. Ngày 14-5, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh với chẩn đoán ban đầu mắc Covid-19 trên bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV di căn não.

Việt Nam có ca tử vong thứ 50 liên quan dịch Covid-19 ảnh 1

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy hô hấp tăng dần, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm nấm huyết, đi vào sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực bằng thở máy qua nội khí quản, lọc máu liên tục, phối hợp kháng sinh, kháng nấm, corticoid theo kháng sinh đồ, phòng chống huyết khối, duy trì an thần, thuốc vận mạch nâng huyết áp, điều trị hỗ trợ, dinh dưỡng.

 Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân không cải thiện, suy đa tạng tiến triển, huyết áp ngày càng giảm, chức năng phổi ngày một kém hơn, vô niệu, tình trạng toan hỗn hợp ngày càng nặng, không đáp ứng với điều trị.  Bệnh nhân tử vong ngày 3-6 với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân ung thư phổi di căn não, mắc Covid-19.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước. 

TS-BS Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang phẫu thuật cho bệnh nhân

Hồi phục chức năng tim cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân 83 tuổi mắc bệnh tim nặng kèm theo nhồi máu não, tình trạng suy tim cấp tiến triển và phù phổi cấp tính do hở van hai lá nặng sau nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một ca bệnh phức tạp, đòi hỏi chiến lược điều trị tối ưu để đảm bảo an toàn.