Việc cốt nơi dân

Việc cốt nơi dân

xuan-16-17-1-2483.jpg
xuan-16-17-vohongphuc-4981.jpg

Định vị về mình như thế nào trong bàn cờ thế giới là rất quan trọng. Có thể nói, với vị trí địa chính trị, Việt Nam hiện nay được quốc tế đánh giá là quốc gia có lợi thế nhất trong số các nước ASEAN. Chúng ta đang có nhiều lợi thế để “đi tắt đón đầu” trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh. Việt Nam đi sau nên có thể kế thừa, đổi mới công nghệ dễ dàng. Vì đi sau nên cũng có nhiều sự lựa chọn về mô hình, cách thức sao cho phù hợp với đặc thù kinh tế của Việt Nam. Ở Nhật Bản, khi chuyển đổi kinh tế số, họ gặp phải trở ngại vì sự già hóa về dân số cũng như mô hình doanh nghiệp. Già cả về con người lẫn cơ chế thực thi. Nhưng Việt Nam thì khác, chúng ta có dân số trẻ và rất linh hoạt.

a6k05949-khai-mac-le-hoi-song-nuoc-4130.jpg
Lễ hội Sông nước với chuỗi hoạt động văn hóa - giải trí - nghệ thuật đặc sắc diễn ra bên dòng sông Sài Gòn. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Năm 1995, khi chúng tôi làm việc với Nhật Bản trong dự án họ trợ giúp Việt Nam 6 năm về cải thiện đầu tư kinh doanh, một vị giáo sư nổi tiếng Nhật Bản chuyên về kinh tế vĩ mô đã khuyên chúng tôi rằng: Việt Nam phải chú trọng phát triển “sản nghiệp”. Họ nói là “sản nghiệp” chứ không phải công nghiệp, thương nghiệp hay gì cả. “Sản nghiệp” ở đây được hiểu là một đơn vị doanh nghiệp sản xuất phải có sản phẩm cụ thể và có năng lực cạnh tranh được với quốc tế. Sản phẩm đó của doanh nghiệp phải mang tính “định danh, định vị” cho quốc gia. Lúc đó, kinh tế quốc doanh của Việt Nam vẫn là chủ đạo, nên khi nói đến “sản nghiệp”, chúng ta thường chú ý đến các doanh nghiệp nhà nước và cũng đã tập trung vào các doanh nghiệp này mà xây dựng các nhóm ngành tương ứng, như: thép, xi măng, điện… Thực tế là, kết quả sau nhiều năm xây dựng các mô hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước loay hoay, mãi vẫn không xây dựng được sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh thực sự, mà chỉ ở mức “bình bình”, thậm chí thua lỗ. Nhưng ở mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc bán tư nhân lại phát triển hiệu quả hơn. Nhìn nhận thẳng thắn như vậy để chúng ta “định vị” lại mình đang ở đâu trong nền kinh tế khu vực và thế giới, để từ đó có cách tiếp cận, hướng đi sao cho đúng đắn, phù hợp.

xuan-16-17-truong-trongnghia-9613.jpg

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra những chỉ tiêu đầy thách thức: đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD vào năm 2030; đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao (GDP bình quân đầu người khoảng 27.000-32.000 USD)...

Chúng ta cần làm gì vượt qua thách thức, biến khát vọng thành hiện thực? Tôi cho rằng, cần khai thác tối đa những tiềm năng, tiềm lực còn “bỏ quên” và “ngủ yên”. Trong đó, những tiềm năng lớn nhất, tiềm lực mạnh nhất là ở nhân dân, ở xã hội, nói chung là ở con người. Nếu chúng ta xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức tận tụy với công vụ, đủ năng lực, liêm chính, thực hiện đúng đường lối “dân là gốc” thì chắc chắn nước ta sẽ vượt qua được mọi trở ngại, thách thức.

nha-may-usm-healthcare-khu-cnc-tphcm-cong-nghe-cao-sx-duoc-stent-mach-vanh-04-5171.jpeg
Nhà máy USM Healthcare khu CNC TPHCM - công nghệ cao SX được Stent mạch vành. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Vị thế, cơ đồ và tiềm lực của đất nước hiện nay đã được thể hiện bằng những con số và sự kiện khách quan, được quốc tế công nhận. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), vào năm 1986, GDP Việt Nam chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD; chỉ xếp trên Myanmar (5,15 tỷ USD) trong 10 nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, 36 năm sau, GDP Việt Nam đã tăng gấp 50 lần, đạt khoảng 406 tỷ USD, thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1986, bình quân GDP/người là 235 USD, đến năm 2022 hơn 4.000 USD/người.

1dx18790-cong-nhan-cong-ty-minh-nguyen-khu-cnc-trong-khau-kiem-tra-chi-tiet-san-pham-anh-hh-3845.jpg
Công nhân công ty Minh Nguyên- khu CNC trong khâu kiểm tra chi tiết sản phẩm. Ảnh: HOÀNG HÙNG
20220922-132200-1dx15739-makino-5298.jpg
Ảnh: HOÀNG HÙNG

Từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao và quan hệ đối ngoại với 193 nước và vùng lãnh thổ. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính... Việt Nam là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như: Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, WTO... Nước ta quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Cho nên tôi cùng đa số nhân dân ta và những nhà quan sát khách quan, công tâm đều hoàn toàn tin rằng đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

xuan-16-17-vu-minh-giang-2262.jpg

Điểm lại lịch sử Việt Nam từ cổ, trung đại đến hiện nay, chúng ta thấy rất rõ những thử thách đặt ra cho dân tộc Việt Nam đều rất hiểm nghèo. Song chúng ta đều đã vượt qua, không phải dùng lực mà do tạo được thế. Chúng ta đã vượt qua thời kỳ Bắc thuộc, khi tưởng chừng như dân tộc Việt sẽ biến mất. Nhiều dân tộc trên thế giới có hoàn cảnh như Việt Nam đã bị đồng hóa, hòa tan. Người Việt mất độc lập vào năm 179 TCN (trước Công nguyên) sau khi chúng ta đã thử sức nhiều lần bằng lực để giành độc lập song thất bại. Vậy cái gì đã giúp chúng ta vượt qua được thời kỳ ấy? Đó là người Việt vẫn lưu giữ được “sức mạnh mềm” - văn hóa dân tộc mình bằng thiết chế làng xã. Điều này đã tạo ra nội lực. Sự mềm dẻo về văn hóa Việt Nam tạo ra ứng xử, chuyển biến phù hợp với hoàn cảnh, từ đó củng cố nội lực của mình. Chính điều này đã tạo nên sự kiên định, tạo nên sức mạnh đến mức không thể lý giải được của người Việt Nam để vượt qua được những thử thách vô cùng hiểm nghèo như thế. Rồi đến việc cả thế giới quy phục trước vó ngựa “đi đến đâu cỏ không mọc đến đấy” của quân Mông Cổ, nhưng đế chế Nguyên Mông lại 3 lần đại bại trước Đại Việt.

Người Việt Nam có một tố chất đặc biệt là sự linh hoạt. Chính điều này giúp tư duy người Việt luôn thay đổi, đề ra đường lối và cách thích ứng phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài khi có sự thay đổi. Ở giai đoạn phát triển hiện nay, thế và lực của đất nước cũng như cơ hội của Việt Nam đang tăng lên rất nhiều. Vấn đề còn lại là chúng ta cần phát huy trí tuệ và nắm bắt cơ hội đó như thế nào. Khai thác thời cơ và sử dụng nhân tài là cực kỳ quan trọng để đất nước phát triển mang tính bứt phá, cất cánh trong thời kỳ mới. Rộng hơn, đó là việc Việt Nam tự định vị, tự khẳng định mình trong bàn cờ khu vực và thế giới, hướng đến là một “cường quốc tầm trung”.

xuan-16-17-doan-duy-khuong-3721.jpg

Ngày xưa, các vị Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là những anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là những nhà quản trị quốc gia kiệt xuất. Quản trị quốc gia là quản trị hiệu quả các nguồn lực nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta có thể dùng mô hình quản trị 5 nguồn lực cơ bản (con người, xã hội, tài chính, tài nguyên và sản phẩm) của quốc gia để làm rõ hơn triết lý “nước lấy dân làm gốc” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các bậc tiền bối…

Trong thời đại ngày nay, quản lý kinh tế đất nước phải đạt được hai mục đích chủ yếu là tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sống người dân, thông qua quản trị tốt các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong các nguồn lực đó thì hai nguồn lực con người và xã hội có đặc tính chủ động thúc đẩy tất cả nguồn lực phát triển và đổi mới kinh tế - xã hội. Quản trị tốt hai nguồn lực này chính là sự khác biệt lớn nhất quyết định một quốc gia phát triển hay đang phát triển. Trong đó nguồn vốn con người được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào. Điều này cũng chứng minh tại sao trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, việc xây dựng và phát huy lòng dân luôn được ông cha ta đặt lên vị trí hàng đầu.

a9-05932-cong-nhan-giam-sat-chuyen-san-xuat-tai-cong-ty-tnhh-sxtm-tan-quang-minh-bidrico-khu-cong-nghiep-vinh-loc-huyen-binh-chanh-anh-hoang-hung-1764.jpeg
Công nhân giám sát chuyền sản xuất tại Công ty TNHH SX&TM Tân Quang Minh- BIDRICO, khu công nghiệp Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh. Ảnh: HOÀNG HÙNG
vissan-hug02961-7396.jpg
Ảnh: HOÀNG HÙNG

Hiện nay, sau gần 40 năm đổi mới, GDP Việt Nam đạt khoảng 400 tỷ USD, lọt tốp 5 nước có quy mô kinh tế tăng trưởng nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và của cải, thiếu các phúc lợi xã hội gắn với đô thị dẫn đến khoảng cách về chất lượng cuộc sống. Do đó cần chú trọng tập trung nghiên cứu chiến lược xây dựng và phát triển nguồn lực con người và xã hội. Bởi, phát triển vốn con người không chỉ là thu nhập và sự giàu có của cá nhân mà nó còn có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế và mức sống toàn dân.

Tin cùng chuyên mục