Việc bổ sung danh sách bài hát được cấp phép mới đây của Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) đã làm nhiều người hiểu lầm rằng, nhiều bài hát đã được sử dụng và phổ biến rộng rãi trước đó: Như có Bác trong ngày đại thắng, Việt Nam quê hương tôi, Tiến quân ca - ca khúc được quy định trong Hiến pháp là quốc ca Việt Nam… tới thời điểm này mới được cấp phép phổ biến. Ngày 22-5, ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL đã trả lời phóng viên Báo SGGP xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Vì sao thời điểm này lại cập nhật thêm danh mục mới là “các bài hát phổ biến rộng rãi”, thưa ông?
Ông NGUYỄN THÁI BÌNH: Chủ trương phổ biến rộng rãi danh mục các bài hát, bản nhạc được lưu hành đến công chúng được Bộ VH-TT-DL chỉ đạo thực hiện từ năm 2012, đăng tải trên website của Bộ và Báo Văn hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Đến nay, Cục NTBD tiếp tục tổng hợp và cập nhật danh sách các bài hát lên website nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sau này, các đơn vị tổ chức, nghệ sĩ không phải xin giấy cấp phép phổ biến tác phẩm ở các cơ quan quản lý nhà nước.
Đây là những bài hát được nhận xét là có nội dung tốt, được sử dụng rộng rãi… Việc xây dựng một danh mục các bài hát như vậy có phải là lãng phí thời gian và nhân lực, khiến người dân nghi ngờ năng lực quản lý của cơ quan chức năng?
Cục NTBD cập nhật, bổ sung lên website danh sách 300 bài hát đã được phổ biến rộng rãi trong những năm qua nằm trong lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng, đồng thời giúp các cơ quan quản lý, các sở, ban ngành khi cần thông tin về các ca khúc có thể thuận tiện trong truy cập, tra cứu. Đây sẽ là kho dữ liệu giúp cho tất cả các đơn vị tổ chức sự kiện, nghệ sĩ, nhà tổ chức biết, khai thác thông tin sử dụng khi cần thiết. Việc thu thập này sẽ được tiến hành qua các kênh như thư viện, nhà xuất bản, hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân sưu tầm, lưu giữ, đồng thời tiếp tục tiếp nhận các tư liệu do các tổ chức, cá nhân gửi về để rà soát, cập nhật.
Đúng là do cách gọi, phương pháp làm của Cục NTBD chưa được rõ, nên gây bức xúc cho người dân. Nếu như trước khi công bố danh sách 300 ca khúc nói trên, Cục NTBD có thông cáo báo chí hoặc tổ chức cuộc họp báo với các báo để truyền thông tới công chúng về mục đích, ý nghĩa của việc làm này thì đã không xảy ra những chuyện đáng tiếc. Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo Cục NTBD phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và có cách làm chuyên nghiệp hơn.
Số lượng hơn 300 bài là rất bé nhỏ so với kho tàng hàng vạn ca khúc thực tế đang tồn tại nhưng chưa được cập nhật. Vậy người dân có được sử dụng những bài hát chưa được cập nhật?
Cục NTBD đang tiếp tục rà soát, bổ sung, cập nhật danh sách các ca khúc. Đối với các bài hát còn lại chưa được cập nhật thì vẫn được sử dụng rộng rãi như thời gian qua. Những bài hát có nội dung tốt, phù hợp với giá trị đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và lợi ích dân tộc, đương nhiên được phổ biến rộng rãi và không cần xin cấp phép.
Có nhiều ý kiến đề xuất rằng việc lập danh sách các ca khúc không được phép phổ biến (số lượng ít, hữu hạn) thay vì cập nhập danh sách các bài hát được phổ biến rộng rãi với số lượng khổng lồ, khó có thể đầy đủ. Bộ có tính đến sự thay đổi này?
Trong điều kiện hiện nay, Cục NTBD thực hiện theo phương pháp cập nhật danh sách các ca khúc được phổ biến rộng rãi, và có lẽ đây là phương pháp phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại. Về phương pháp thứ hai, chúng tôi sẽ tiếp thu, nghiên cứu tại thời điểm thích hợp.
Xin cảm ơn ông!
Phóng viên: Vì sao thời điểm này lại cập nhật thêm danh mục mới là “các bài hát phổ biến rộng rãi”, thưa ông?
Ông NGUYỄN THÁI BÌNH: Chủ trương phổ biến rộng rãi danh mục các bài hát, bản nhạc được lưu hành đến công chúng được Bộ VH-TT-DL chỉ đạo thực hiện từ năm 2012, đăng tải trên website của Bộ và Báo Văn hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Đến nay, Cục NTBD tiếp tục tổng hợp và cập nhật danh sách các bài hát lên website nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sau này, các đơn vị tổ chức, nghệ sĩ không phải xin giấy cấp phép phổ biến tác phẩm ở các cơ quan quản lý nhà nước.
Đây là những bài hát được nhận xét là có nội dung tốt, được sử dụng rộng rãi… Việc xây dựng một danh mục các bài hát như vậy có phải là lãng phí thời gian và nhân lực, khiến người dân nghi ngờ năng lực quản lý của cơ quan chức năng?
Cục NTBD cập nhật, bổ sung lên website danh sách 300 bài hát đã được phổ biến rộng rãi trong những năm qua nằm trong lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng, đồng thời giúp các cơ quan quản lý, các sở, ban ngành khi cần thông tin về các ca khúc có thể thuận tiện trong truy cập, tra cứu. Đây sẽ là kho dữ liệu giúp cho tất cả các đơn vị tổ chức sự kiện, nghệ sĩ, nhà tổ chức biết, khai thác thông tin sử dụng khi cần thiết. Việc thu thập này sẽ được tiến hành qua các kênh như thư viện, nhà xuất bản, hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân sưu tầm, lưu giữ, đồng thời tiếp tục tiếp nhận các tư liệu do các tổ chức, cá nhân gửi về để rà soát, cập nhật.
Đúng là do cách gọi, phương pháp làm của Cục NTBD chưa được rõ, nên gây bức xúc cho người dân. Nếu như trước khi công bố danh sách 300 ca khúc nói trên, Cục NTBD có thông cáo báo chí hoặc tổ chức cuộc họp báo với các báo để truyền thông tới công chúng về mục đích, ý nghĩa của việc làm này thì đã không xảy ra những chuyện đáng tiếc. Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo Cục NTBD phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và có cách làm chuyên nghiệp hơn.
Số lượng hơn 300 bài là rất bé nhỏ so với kho tàng hàng vạn ca khúc thực tế đang tồn tại nhưng chưa được cập nhật. Vậy người dân có được sử dụng những bài hát chưa được cập nhật?
Cục NTBD đang tiếp tục rà soát, bổ sung, cập nhật danh sách các ca khúc. Đối với các bài hát còn lại chưa được cập nhật thì vẫn được sử dụng rộng rãi như thời gian qua. Những bài hát có nội dung tốt, phù hợp với giá trị đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và lợi ích dân tộc, đương nhiên được phổ biến rộng rãi và không cần xin cấp phép.
Có nhiều ý kiến đề xuất rằng việc lập danh sách các ca khúc không được phép phổ biến (số lượng ít, hữu hạn) thay vì cập nhập danh sách các bài hát được phổ biến rộng rãi với số lượng khổng lồ, khó có thể đầy đủ. Bộ có tính đến sự thay đổi này?
Trong điều kiện hiện nay, Cục NTBD thực hiện theo phương pháp cập nhật danh sách các ca khúc được phổ biến rộng rãi, và có lẽ đây là phương pháp phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại. Về phương pháp thứ hai, chúng tôi sẽ tiếp thu, nghiên cứu tại thời điểm thích hợp.
Xin cảm ơn ông!