Sau một thời gian các địa phương đồng loạt ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tình hình trật tự lòng lề đường có phần thông thoáng. Nhưng nay, tình trạng bát nháo vỉa hè đã trở lại, bất kể khu vực trung tâm hay vùng ngoại thành. Đặc biệt, các quán ăn, quán nhậu đã bày bàn ghế và bao chiếm vỉa hè kinh doanh.
Buôn bán tràn lan trên vỉa hè
Tại khu vực quận 1, tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè gần đây diễn ra nghiêm trọng, như tự ý chiếm dụng vỉa hè trên các tuyến đường Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học (phường Cầu Ông Lãnh) để họp chợ, buôn bán. Cảnh xe đẩy tay, quẩy gánh hàng rong diễn ra nhan nhản, đặc biệt tại khu vực quanh hồ Con Rùa, Bệnh viện Từ Dũ. Bệnh viện này tiếp giáp giữa quận 1 và quận 3 nên quận 3 đi kiểm tra thì các xe đẩy di chuyển qua quận 1 và ngược lại, khi thấy quận 1 ra quân thì các xe đẩy lại chạy về quận 3 để đối phó.
Tại nhiều tuyến đường ở khu vực trung tâm, nhất là tại các khách sạn, nhà hàng trên đường Thi Sách, Hai Bà Trưng, Nguyễn Bỉnh Khiêm..., tình trạng ô tô đậu chễm chệ trên vỉa hè, chiếm dụng phần đường của người đi bộ vẫn không thuyên giảm. Một số quán ăn, quán cà phê cũng chiếm dụng luôn một phần lòng đường làm nơi giữ xe máy của khách.
Tại nhiều tuyến đường ở khu vực trung tâm, nhất là tại các khách sạn, nhà hàng trên đường Thi Sách, Hai Bà Trưng, Nguyễn Bỉnh Khiêm..., tình trạng ô tô đậu chễm chệ trên vỉa hè, chiếm dụng phần đường của người đi bộ vẫn không thuyên giảm. Một số quán ăn, quán cà phê cũng chiếm dụng luôn một phần lòng đường làm nơi giữ xe máy của khách.
Đặc biệt, các quán nhậu trên đường Hoàng Sa, Trường Sa qua địa bàn các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình bày bàn ghế tràn ra vỉa hè. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè cũng xuất hiện ở các trục đường lớn như đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt… Nơi đây, các quán nhậu còn bao chiếm phần lớn diện tích vỉa hè làm nơi giữ xe cho khách.
Trên nhiều tuyến đường ở quận 4, các quán nhậu, quán ốc, quán nướng lấy vỉa hè làm mặt bằng buôn bán khá vô tư. Điển hình như quán ốc Oanh (534 Vĩnh Khánh) thường xuyên chiếm một đoạn dài vỉa hè từ khoảng 16 giờ. Chủ quán đã bày bàn ghế ra vỉa hè và tổ chức nấu nướng ngay trên vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường. Quán còn thiết kế bạt che mưa chắc chắn. Các quán ốc, quán nhậu khác nằm dọc 2 bên đường Vĩnh Khánh cũng không hề kém cạnh, chiếm dụng lề đường và gây khó khăn cho người dân đi lại.
Tại “con đường ăn uống” Nguyễn Tri Phương (quận 10), sau một thời gian co cụm thì nay không ít quán lại bung ra lấn chiếm vỉa hè như chưa… từng có cuộc ra quân lập lại trật tự đô thị! Cụ thể, quán bún đậu mắm tôm Hà Nội mang tên Tiến Hải Quán (407 - 409 Nguyễn Tri Phương), quán chè Thái Lan (280 Nguyễn Tri Phương), quán lẩu nhúng và xiên que Nguyệt Hỷ (192 - 194 Nguyễn Tri Phương), quán bánh canh Trảng Bàng tên Út Dung (439 - 441 Nguyễn Tri Phương)... vẫn kê bàn ghế hoặc để xe khách hàng tràn hết vỉa hè.
Tái chiếm nhiều nẻo đường
Ông Võ Khắc Thái, Chủ tịch UBND quận 3, cho biết UBND 14 phường của quận ký cam kết giữ trật tự đô thị trên các tuyến đường điểm, không để xảy ra mua bán lấn chiếm vỉa hè và các loại phương tiện dừng, đỗ không đúng quy định. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và xe cộ dừng đỗ không đúng quy định, gây ách tắc giao thông vẫn tồn tại ở một số khu vực, các xe đẩy, bán hàng rong bao vây và tràn xuống lòng đường.
Trên nhiều tuyến đường ở quận 4, các quán nhậu, quán ốc, quán nướng lấy vỉa hè làm mặt bằng buôn bán khá vô tư. Điển hình như quán ốc Oanh (534 Vĩnh Khánh) thường xuyên chiếm một đoạn dài vỉa hè từ khoảng 16 giờ. Chủ quán đã bày bàn ghế ra vỉa hè và tổ chức nấu nướng ngay trên vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường. Quán còn thiết kế bạt che mưa chắc chắn. Các quán ốc, quán nhậu khác nằm dọc 2 bên đường Vĩnh Khánh cũng không hề kém cạnh, chiếm dụng lề đường và gây khó khăn cho người dân đi lại.
Tại “con đường ăn uống” Nguyễn Tri Phương (quận 10), sau một thời gian co cụm thì nay không ít quán lại bung ra lấn chiếm vỉa hè như chưa… từng có cuộc ra quân lập lại trật tự đô thị! Cụ thể, quán bún đậu mắm tôm Hà Nội mang tên Tiến Hải Quán (407 - 409 Nguyễn Tri Phương), quán chè Thái Lan (280 Nguyễn Tri Phương), quán lẩu nhúng và xiên que Nguyệt Hỷ (192 - 194 Nguyễn Tri Phương), quán bánh canh Trảng Bàng tên Út Dung (439 - 441 Nguyễn Tri Phương)... vẫn kê bàn ghế hoặc để xe khách hàng tràn hết vỉa hè.
Tái chiếm nhiều nẻo đường
Ông Võ Khắc Thái, Chủ tịch UBND quận 3, cho biết UBND 14 phường của quận ký cam kết giữ trật tự đô thị trên các tuyến đường điểm, không để xảy ra mua bán lấn chiếm vỉa hè và các loại phương tiện dừng, đỗ không đúng quy định. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và xe cộ dừng đỗ không đúng quy định, gây ách tắc giao thông vẫn tồn tại ở một số khu vực, các xe đẩy, bán hàng rong bao vây và tràn xuống lòng đường.
Quận Bình Tân, sau 7 tháng triển khai nhiều giải pháp, trật tự đô thị có chuyển biến, đã giải tỏa 7 điểm, khu vực nóng. Tuy nhiên, tình trạng tái lấn chiếm vẫn còn phổ biến, tập trung trên các tuyến đường Vành Đai Trong, Trần Văn Giàu, Hồ Học Lãm, Kinh Dương Vương, khu vực quanh Công ty Pouyuen…
Tại quận Thủ Đức, gần đây, vỉa hè, lòng đường các tuyến đường bị tái chiếm trở lại, thậm chí phát sinh thêm một số vị trí mới. Cụ thể, trên hàng loạt tuyến đường đường 48, Hiệp Bình, Tam Bình (phường Hiệp Bình Chánh); Ngô Chí Quốc, Lê Thị Hoa, Tỉnh lộ 43 (phường Bình Chiểu); đường 6, 9, Dân Chủ, Thống Nhất, Công Lý (phường Bình Thọ); hầm chui Khu chế xuất Linh Trung 1 (phường Linh Xuân)… xảy ra cảnh lấn chiếm, họp chợ gây gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
Tại quận Thủ Đức, gần đây, vỉa hè, lòng đường các tuyến đường bị tái chiếm trở lại, thậm chí phát sinh thêm một số vị trí mới. Cụ thể, trên hàng loạt tuyến đường đường 48, Hiệp Bình, Tam Bình (phường Hiệp Bình Chánh); Ngô Chí Quốc, Lê Thị Hoa, Tỉnh lộ 43 (phường Bình Chiểu); đường 6, 9, Dân Chủ, Thống Nhất, Công Lý (phường Bình Thọ); hầm chui Khu chế xuất Linh Trung 1 (phường Linh Xuân)… xảy ra cảnh lấn chiếm, họp chợ gây gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
Sau nhiều đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, thói quen sử dụng vỉa hè, lòng lề đường sai mục đích vẫn không thay đổi nhiều. Trên hai tuyến đường Vạn Tượng và Kim Biên (nằm bên hông chợ Kim Biên) vẫn tồn tại hình ảnh lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường như trước.
Hầu hết cửa hàng, ki-ốt tọa lạc ở mặt tiền đường hai tuyến đường này đều lấn chiếm một phần hoặc toàn bộ vỉa hè. Có cửa hàng còn để hàng hóa, đồ đạc xuống lề đường chờ người đến lấy. Người dân ngang nhiên đậu xe ngổn ngang dưới đường, thậm chí đậu trước biển cấm. Cảnh tượng lấn chiếm vỉa hè cũng diễn ra tại chợ vải Đồng Khánh khi nhiều mái che được kéo ra hết cỡ, che hết phần vỉa hè vốn khiêm tốn. Chủ các sạp vải cũng không ngần ngại chiếm trọn phần vỉa hè trước cửa hàng để trưng bày hàng hóa và khách hàng ghé đến thì dừng, đậu xe dưới lòng đường.
Giải tỏa các bãi giữ xe chiếm vỉa hè
Chiều tối 13-8, đoàn công tác liên ngành của quận 1 (TPHCM) đã ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường trên địa bàn.
Ngay khi từ trụ sở UBND quận đi ra, đoàn liên ngành đã lập biên bản bãi xe trên vỉa hè đường Công Xã Paris và yêu cầu phải giải tỏa bãi giữ xe này trong những ngày tới vì lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ. Cạnh đó, một bãi xe góc giao lộ Nguyễn Văn Bình - Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé) cũng bị lập biên bản và yêu cầu phải giải tỏa ngay sau đó. Đoàn còn phát hiện, xử lý hàng chục ô tô lấn chiếm vỉa hè hoặc đậu ở nơi cấm trên các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Hoàng Sa, Lê Duẩn…
Chiều tối 13-8, đoàn công tác liên ngành của quận 1 (TPHCM) đã ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường trên địa bàn.
Ngay khi từ trụ sở UBND quận đi ra, đoàn liên ngành đã lập biên bản bãi xe trên vỉa hè đường Công Xã Paris và yêu cầu phải giải tỏa bãi giữ xe này trong những ngày tới vì lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ. Cạnh đó, một bãi xe góc giao lộ Nguyễn Văn Bình - Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé) cũng bị lập biên bản và yêu cầu phải giải tỏa ngay sau đó. Đoàn còn phát hiện, xử lý hàng chục ô tô lấn chiếm vỉa hè hoặc đậu ở nơi cấm trên các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Hoàng Sa, Lê Duẩn…
Bên cạnh đó, trong lúc đi kiểm tra, đoàn phát hiện một thanh niên câu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (nơi có biển cấm câu cá dưới mọi hình thức), đoàn đã yêu cầu thanh niên này ngưng ngay việc câu cá trái phép; đồng thời chỉ đạo lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt thanh niên này vì để xe trái phép bên bờ kênh.