Những năm gần đây TPHCM đã đạt được rất nhiều thành tựu trong phát triển đô thị như hình thành nhiều khu đô thị mới, tòa nhà cao tầng… song tình trạng xả rác bừa bãi ở rất nhiều nơi vẫn chưa được cải thiện.
Rác có ở khắp nơi, từ các tuyến đường trung tâm, khu phố lớn tới các khu dân cư ven thành phố. Thậm chí, rác còn vương đầy không ít tuyến kênh rạch vừa được nạo vét, trên bờ kè… rất đẹp.
Hàng năm, TPHCM đã phải chi hàng ngàn tỷ đồng cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác; chưa kể người dân trong các con hẻm phải trả hàng trăm tỷ đồng/năm cho lực lượng thu gom rác dân lập; ấy vậy mà rác vẫn có ở khắp nơi… Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất do TPHCM thiếu lực lượng làm công tác xử phạt những hành vi xả rác bừa bãi. Hành vi sai trái không được ngăn chặn và xử lý nghiêm, tất yếu có lúc thành phố sẽ ngập rác. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tuyến kênh, tuyến phố được thanh niên, học sinh quét dọn sạch sẽ trong mỗi “Chủ nhật hồng” nhưng sau đó nhanh chóng… đầy rác trở lại.
Điều đáng nói, không phải không có các quy định xử lý nghiêm hành vi này… nhưng tại sao TPHCM không triển khai thực hiện? Mức phạt với các hành vi này lên tới vài trăm ngàn đồng/lần xả rác - mức phạt đủ để nhiều người không dám tái phạm… Một cán bộ công tác trong ngành môi trường TPHCM giải thích, những quy định này rất khó thực thi bởi thủ tục rất lòng vòng… Có thể, điều này không sai nhưng nếu còn bất cập, tại sao không điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh?
Việc phạt nghiêm những hành vi vứt rác bừa bãi không những giúp TPHCM sạch sẽ, mà còn giúp ngân sách thành phố tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ chi cho công tác quét dọn, thu gom rác. Chưa kể, một thành phố sạch sẽ cũng góp phần ngăn các dịch bệnh, thêm hấp dẫn trong mắt du khách. Vậy sao lại không xử lý hành vi vứt rác bừa bãi?
Rác có ở khắp nơi, từ các tuyến đường trung tâm, khu phố lớn tới các khu dân cư ven thành phố. Thậm chí, rác còn vương đầy không ít tuyến kênh rạch vừa được nạo vét, trên bờ kè… rất đẹp.
Hàng năm, TPHCM đã phải chi hàng ngàn tỷ đồng cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác; chưa kể người dân trong các con hẻm phải trả hàng trăm tỷ đồng/năm cho lực lượng thu gom rác dân lập; ấy vậy mà rác vẫn có ở khắp nơi… Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất do TPHCM thiếu lực lượng làm công tác xử phạt những hành vi xả rác bừa bãi. Hành vi sai trái không được ngăn chặn và xử lý nghiêm, tất yếu có lúc thành phố sẽ ngập rác. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tuyến kênh, tuyến phố được thanh niên, học sinh quét dọn sạch sẽ trong mỗi “Chủ nhật hồng” nhưng sau đó nhanh chóng… đầy rác trở lại.
Điều đáng nói, không phải không có các quy định xử lý nghiêm hành vi này… nhưng tại sao TPHCM không triển khai thực hiện? Mức phạt với các hành vi này lên tới vài trăm ngàn đồng/lần xả rác - mức phạt đủ để nhiều người không dám tái phạm… Một cán bộ công tác trong ngành môi trường TPHCM giải thích, những quy định này rất khó thực thi bởi thủ tục rất lòng vòng… Có thể, điều này không sai nhưng nếu còn bất cập, tại sao không điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh?
Việc phạt nghiêm những hành vi vứt rác bừa bãi không những giúp TPHCM sạch sẽ, mà còn giúp ngân sách thành phố tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ chi cho công tác quét dọn, thu gom rác. Chưa kể, một thành phố sạch sẽ cũng góp phần ngăn các dịch bệnh, thêm hấp dẫn trong mắt du khách. Vậy sao lại không xử lý hành vi vứt rác bừa bãi?