Vì sao cha mẹ không nên tự chẩn đoán trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà?

Bệnh tay chân miệng có biểu hiện bên ngoài rất giống với các bệnh nhiễm trùng khác nên nếu chuẩn đoán sai có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn, chưa kể các biến chứng khác.

Vì sao phải đưa bé đến phòng khám khi nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng?

Chị Phan Thu L. đưa bé H.Q. (4 tuổi) đến Phòng khám nhi 315 chi nhánh Đinh Tiên Hoàng (TPHCM) với tình trạng da xuất hiện nhiều nhiều vết đỏ bóng nước. Chị cho biết tự chữa bệnh cho bé tại nhà vì nghi ngờ bị giời leo. Sau khi bôi thuốc không thấy thuyên giảm nên nghi ngờ bé mắc bệnh khác.

Tại Phòng khám nhi đồng 315, Bác sĩ CK1 Nguyễn Loan Yến Linh đã thăm khám và xác định bé bị tay chân miệng, may mắn phát hiện chưa đến nỗi trễ nên can thiệp kịp thời.

Nhidong315.jpg
Hệ thống y tế 315 phục vụ hơn 3 triệu lượt khám mỗi năm và đang dự kiến mở rộng phạm vi hoạt động rộng khắp TPHCM, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng...

Bác sĩ Nguyễn Loan Yến Linh hướng dẫn: “Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng như sốt cao, biếng ăn kèm theo các vết lở loét, hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay. Vì việc chẩn đoán tay chân miệng dựa vào thăm khám lâm sàng và bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh nhiễm trùng khác.

Hầu hết trẻ bệnh tay chân miệng sẽ hồi phục sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp (khoảng 5%) gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng, như: viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy hô hấp, suy tim, trụy mạch… Các biến chứng này thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 3 – 5 của bệnh, và có thể trở nặng chỉ sau vài giờ.

Khi bé bị bệnh tay chân miệng có các biểu hiện: sốt cao khó hạ, giật mình chới với, hốt hoảng, đi đứng loạng choạng, run/ yếu chi, đảo mắt bất thường,… là có khả năng bệnh có biến chứng, cần phải được thăm khám ngay. Còn các biểu hiện về tim mạch, hô hấp như thở nhanh, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp… phụ huynh có thể sẽ khó nhận biết, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chỉ có thể được phát hiện khi bác sĩ thăm khám. Khi thấy bé có biểu hiện sắc da biến đổi, da nổi bông, thở mệt,… thì có khả năng bệnh đã trở nặng, nguy cơ diễn tiến xấu”.

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, gia đình cần xử lý như thế nào?

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ (từ 37.5 đến 38 độ C), và thường kèm theo đau họng. Trẻ thường khó chịu, biếng ăn, một vài trường hợp trẻ có thể đi tiêu phân lỏng 1-3 lần trong ngày.

Sau khoảng 1-2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện loét miệng. Đó là những vết loét đỏ hoặc bóng nước ở họng, niêm mạc má, nướu, lưỡi; gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Bóng nước cũng xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu, gối, mông; không đau, khi khô để lại vết thâm da, không loét.

Picture2.png
Khi khám chữa bệnh cho bé tại hệ thống y tế nhi đồng 315, các bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn các bài kiểm tra tổng quát, giải thích cặn kẽ kết quả xét nghiệm, chẩn đoán và có những can thiệp y học cần thiết cho bé; giúp ba mẹ hiểu rõ tình trạng bệnh và cách điều trị để ba mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Các trường hợp bệnh không điển hình, thường chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít hay không rõ dạng bóng nước, mà là dạng chấm, hồng ban.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong khoảng 3-7 ngày sau khi trẻ nhiễm bệnh, và sẽ kéo dài từ 7-10 ngày.

Khi trẻ bệnh, ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, thì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tăng hiệu quả điều trị và giúp trẻ nhanh phục hồi hơn.

“Mặc dù có thể phát hiện đúng bệnh tay chân miệng tại nhà nhưng ba mẹ không nên chủ quan, vẫn phải đưa bé đến khám để ngăn chặn các biến chứng bất kỳ” – Bác sĩ Nguyễn Loan Yến Linh – Phòng khám Nhi đồng 315 chi nhánh Đinh Tiên Hoàng khẳng định về tầm quan trọng trong công tác thăm khám lâm sàng cho trẻ.

Hệ thống y tế Nhi đồng 315

Hotline: 0901.315.315

Email: nhidong315headoffice@nhidong315.com

https://www.tiemchungnhi315.com/

https://www.nhidong315.com/

Tin cùng chuyên mục