Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai (Mỹ) đã nghiên cứu thành phần của hệ vi sinh vật được cho là bị ảnh hưởng bởi thuốc men và chế độ ăn uống, bao gồm nấm, vi khuẩn và virus sống trong đường tiêu hóa.
Theo đó, họ phát hiện những người có lượng vi khuẩn đường ruột Coprococcus cao hơn có xu hướng nhạy cảm với insulin hơn (dễ mắc bệnh tiểu đường), trong khi những người có lượng vi khuẩn Flavonifractor cao hơn có mức độ nhạy cảm insulin thấp hơn. Ngoài ra, những người không xử lý insulin đúng cách sẽ có lượng vi khuẩn vốn tạo ra axit béo, gọi là butyrate, thấp hơn những người xử lý insulin đúng cách.
Hiện các nhà nghiên cứu cũng theo dõi và quan sát những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường để tìm hiểu xem liệu những người có lượng vi khuẩn này thấp hơn thì bệnh tiểu đường có phát triển hay không.
Ông Mark Goodarzi, tác giả chính của nhóm nghiên cứu cho biết: “Câu hỏi lớn mà chúng tôi hy vọng giải quyết được là sự khác biệt về hệ vi sinh vật gây ra bệnh tiểu đường hay bệnh tiểu đường gây ra sự khác biệt về hệ vi sinh vật. Trả lời được chính xác, y khoa sẽ xác định những loại vi khuẩn cụ thể cần điều chỉnh để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường trong tương lai”.