“Vị đắng” cam sành

Cây cam sành có một thời gian đã hiện thực hóa được giấc mộng làm giàu của một số nông dân tại ĐBSCL. Thế nhưng giờ đây, khi nhắc đến cam sành nhiều nông dân chỉ biết ngao ngán đầy chua xót.

Vỡ mộng làm giàu

Cam sành, một giống cây ăn trái có múi đã được trồng rải rác từ khá lâu tại một số địa phương vùng ĐBSCL. Mặc dù vậy, loại cây ăn trái này nổi lên như một hiện tượng khi trở thành “cây bạc tỷ” từ giai đoạn 2013-2020. Thời điểm này, nhiều nông dân chân đất trồng cam sành trở thành “đại gia”, với lợi nhuận từ hàng trăm triệu đến tiền tỷ mỗi năm là chuyện thường. Cũng từ đây, giấc mộng làm giàu từ cam sành của nông dân cũng được thổi bùng lên.

Không phải bỗng dưng cây cam sành mang sức hút đặc biệt lớn đối với giấc mộng làm giàu của nông dân như vậy. Nhờ thích nghi tốt với thổ nhưỡng đồng bằng, cho năng suất cao và bán được giá (từ 15.000 đồng đến trên 25.000 đồng/kg), nên cam sành lúc bấy giờ mang về lợi nhuận rất cao. Lợi nhuận từ cam sành hấp dẫn đến nỗi nhiều nhà vườn ồ ạt đốn bỏ cây trồng truyền thống, thậm chí đổ xô đi thuê đất với giá cao để trồng cam.

X7a.jpg
Nông dân tại Vĩnh Long thu hoạch cam sành. Ảnh: TUẤN QUANG

Anh Võ Thành Nhân (nông dân trồng cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: Giai đoạn từ năm 2020 trở về trước, người trồng cam thu về lợi nhuận rất cao, có thể gọi là thời hoàng kim của cam sành. Sau mỗi vụ thu hoạch cam, các hộ kiếm lời bạc tỷ là khỏe re. Cũng vì vậy mà nhà nhà đều chuyển sang trồng cam sành, như một phong trào lan rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, mấy năm nay, cam rớt giá thê thảm, có khi thương lái không thu mua phải hái bỏ, nhiều người lâm cảnh nợ nần chồng chất phải bỏ xứ đi. Hiện một số hộ dân trồng cam đã hụt vốn, mang sổ đỏ ra ngân hàng với hy vọng cầm cự thêm một vài mùa cam, nhưng giờ ngân hàng nghe tới cam cũng lắc đầu từ chối cho vay.

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Vĩnh Long về phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có diện tích trồng cam 9.000ha (tăng hơn 1.000ha so với năm 2015). Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, diện tích trồng cam sành toàn tỉnh Vĩnh Long đã đạt hơn 18.000ha, tăng gấp đôi so với quy hoạch được duyệt. Trong đó, diện tích trồng tập trung nhiều nhất tại các huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm…

Diện tích trồng cam sành tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn, cộng với kỹ thuật canh tác thâm canh đã khiến sản lượng cam sành tăng vọt. Với năng suất trung bình đạt từ 70-90 tấn/ha, tỉnh Vĩnh Long hiện có sản lượng cam sành hơn 1 triệu tấn/năm. Sản lượng tăng đột biến đã dẫn đến tình trạng cung vượt cầu theo quy luật của thị trường. Do vậy, nhiều năm liên tiếp gần đây, cam sành luôn rơi vào cảnh rớt giá chỉ còn vài ngàn đồng, thậm chí không có thương lái thu mua, phải “giải cứu” và tất nhiên người trồng cam phải nhận vị chua, vị đắng mà không phải vị ngọt từ cam như trước. Không chỉ vỡ mộng làm giàu, nhiều nông dân trồng cam đang phải vướng vào cảnh nợ nần chồng chất.

Nan giải bài toán cung - cầu

Theo ghi nhận, không chỉ tỉnh Vĩnh Long có diện tích trồng cam sành tăng mất kiểm soát, mà một số địa phương khác trong vùng ĐBSCL như: Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre… cũng có diện tích cam tăng mạnh. Cụ thể, tại tỉnh Trà Vinh hiện có trên 3.400ha diện tích trồng cam sành, trong đó huyện Cầu Kè là địa phương có diện tích trồng cam lớn nhất tỉnh, với trên 2.600ha, tăng khoảng 1.200ha so với năm 2018.

Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, cho biết, nguyên nhân giá cam sành giảm mạnh là do nông dân mở rộng diện tích sản xuất tự phát quá nhiều, chạy theo phong trào, không theo quy hoạch của địa phương, khiến sản lượng tăng mạnh dẫn đến cung vượt cầu. Trước đây, thị trường miền Bắc tiêu thụ rất mạnh, nhưng giờ họ đã tăng diện tích trồng cam rất nhiều, với khí hậu thuận lợi nên cam miền Bắc có màu vàng, chất lượng ngon hơn nên cam từ các tỉnh ĐBSCL không còn lợi thế. Đặc biệt, đáng nói là cam sành hiện chỉ có một kênh tiêu thụ trong nước, chưa xuất khẩu chính thức. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân không tăng diện tích trồng cam sành, do lo ngại cung vượt cầu.

Tại huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long), nơi có diện tích trồng cam sành lớn nhất vùng ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN-PTNT huyện thông tin: Một tín hiệu mừng là đến thời điểm hiện tại diện tích trồng mới cam sành trên địa bàn đã chững lại, không còn tình trạng trồng ồ ạt, mất kiểm soát như trước đây. Nguyên nhân do nhiều vụ liên tiếp cam bị rớt giá thê thảm, nên người dân đã ý thức không còn trồng theo phong trào. Hiện giá cam thu mua tại vườn rơi vào khoảng 5.000-8.000 đồng/kg, với mức giá này người trồng cam cơ bản trụ được cho vụ mùa sau. Thời gian tới ngành nông nghiệp huyện đang hướng dẫn, vận động người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, triển khai cấp mã số vùng trồng… để cam sành có thể đáp ứng các thị trường khó tính, dần giải quyết đầu ra cho người nông dân.

Mặc dù vậy, theo dự báo từ các chuyên gia, trong những năm tiếp theo, giá cam sành sẽ rất khó để tăng trở lại như giai đoạn trước năm 2020, nên người dân cần cân nhắc thận trọng khi mở rộng diện tích. Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng chưa có đơn vị, công ty nào đầu tư công nghệ chế biến, chế biến sâu các sản phẩm từ cam sành để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giải quyết nguồn nguyên liệu tại chỗ. Với tổng sản lượng vào khoảng 2 triệu tấn/năm, đây là bài toán cung - cầu đầy thách thức và nan giải hiện nay cho cây cam sành tại vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo TPHCM cùng đại diện các doanh nghiệp tham gia buổi tọa đàm

TPHCM kêu gọi doanh nghiệp chung tay phát triển hạ tầng

Tại tọa đàm “Doanh nghiệp đồng hành cùng TPHCM trong phát triển hạ tầng” tổ chức ngày 29-3, UBND TPHCM đã ghi nhận nhiều đóng góp, đồng thời lắng nghe hàng loạt kiến nghị của doanh nghiệp trong việc chung tay hiện thực hóa các dự án hạ tầng quy mô lớn. Lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Giá vàng miếng SJC tăng cao kỷ lục ngày cuối tuần

Giá vàng miếng SJC tăng cao kỷ lục ngày cuối tuần

Giá vàng trong nước ngày cuối tuần 29-3 tiếp tục tăng, trong đó, vàng nhẫn 9999 đã tái lập mức giá cao kỷ lục được thiết lập tuần trước, còn vàng miếng SJC đã chính thức thiết lập kỷ lục mới.

Chống khai thác IUU từ cảng cá - Bài 2: Tạo môi trường đánh bắt thủy sản bền vững

Chống khai thác IUU từ cảng cá - Bài 2: Tạo môi trường đánh bắt thủy sản bền vững

Thực tế, cảng cá là nơi tháo gỡ vướng mắc về chống khai thác IUU, nhưng không thể khoán hết trách nhiệm cho nơi này. Do đó, nhiều tỉnh, thành miền Trung đã huy động tổng lực cấp ủy, chính quyền cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của bộ đội biên phòng để giải quyết từng việc cụ thể, tạo môi trường đánh bắt thủy sản bền vững hơn.

Chống khai thác IUU từ cảng cá - Bài 1: Nghiêm từ bến ra biển

Chống khai thác IUU từ cảng cá - Bài 1: Nghiêm từ bến ra biển

Miền Trung hiện có hàng chục cảng cá đủ tiêu chuẩn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Các cảng cá trở thành cửa ngõ tập trung tàu cá của ngư dân để cơ quan chức năng kiểm soát các quy trình khi xuất bến và khi vào bờ.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng

Giá xăng dầu tiếp tục tăng

Chiều 27-3, liên bộ Công thương - Tài chính đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước, áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.

Nhiều doanh nghiệp cùng chia sẻ những băn khoăn, lo lắng về các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu tại hội thảo

Hỗ trợ doanh nghiệp thực phẩm chế biến sâu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu

Xuất khẩu thực phẩm chế biến sâu đang mở ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn an toàn và truy xuất nguồn gốc. Tại Hội thảo "Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ" do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức ngày 27-3, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường.

Trì hoãn thanh toán giá ưu đãi điện gió, điện mặt trời: Tháo gỡ vướng mắc, giải quyết thỏa đáng

Trì hoãn thanh toán giá ưu đãi điện gió, điện mặt trời: Tháo gỡ vướng mắc, giải quyết thỏa đáng

Nhiều dự án năng lượng tái tạo (NLTT) hưởng giá FIT (giá mua bán điện cố định ưu đãi) đang bị trì hoãn thanh toán vô thời hạn. Trước tình hình này, các nhà đầu tư vừa kiến nghị Chính phủ bảo lưu giá mua điện đã thỏa thuận và yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đúng hợp đồng.

Địa ốc

Đầu tư

Lãnh đạo TPHCM cùng đại diện các doanh nghiệp tham gia buổi tọa đàm

TPHCM kêu gọi doanh nghiệp chung tay phát triển hạ tầng

Tại tọa đàm “Doanh nghiệp đồng hành cùng TPHCM trong phát triển hạ tầng” tổ chức ngày 29-3, UBND TPHCM đã ghi nhận nhiều đóng góp, đồng thời lắng nghe hàng loạt kiến nghị của doanh nghiệp trong việc chung tay hiện thực hóa các dự án hạ tầng quy mô lớn. Lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.