Vay phát triển nông nghiệp được hỗ trợ 95% nhu cầu vốn, lãi suất 7%/năm

Khách hàng có thể được vay hạn mức lên tới 8,8 tỷ đồng và được MSB hỗ trợ tới 95% phương án sử dụng vốn nhằm đầu tư tài sản và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, ngân hàng miễn phí trả nợ trước hạn đối với nhóm khách hàng này.

Vay phát triển nông nghiệp được hỗ trợ 95% nhu cầu vốn, lãi suất 7%/năm

Với mục đích hỗ trợ, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, MSB vừa triển khai chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng tại khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lãi suất chỉ từ 7%/năm (tương đương 0,58%/tháng).

Bank MSB.jpg

Đối tượng được hưởng lãi suất ưu đãi gồm: các cá nhân, hộ gia đình có sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các ngành kinh tế thế mạnh của địa phương ở địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL với các ngành nghề: trồng lúa, cà phê, tiêu, sầu riêng và chủ hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Với chương trình ưu đãi này, số tiền vay tối đa theo nhu cầu và thu nhập của người nông dân, thời gian vay tối đa 120 tháng, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần, phương thức giải ngân và trả nợ linh hoạt theo mùa thu hoạch cây trồng, phù hợp với chu kỳ thu nhập của nhà nông; tài sản bảo đảm là nhà ở, đất nông nghiệp canh tác của khách hàng, hoặc của người thân trong gia đình đồng ký vay, đồng trả nợ...

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, chương trình ưu đãi này còn cung cấp nguồn tín dụng phục vụ các nhu cầu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của bà con nông dân khi cần ứng tiền trước để tiêu dùng, sinh hoạt khi chưa đến mùa thu hoạch… nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngày 26-6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng vừa chấp thuận cho MSB tăng vốn điều lệ thêm 6.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30%. Sau khi tăng vốn, vốn điều lệ mới của ngân hàng này đạt 26.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ trong năm 2024 không chỉ nâng vị thế cạnh tranh của ngân hàng theo quy mô, hỗ trợ bộ đệm vốn, giữ hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức cao mà còn góp phần thúc đẩy dòng chảy tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục