Ngày 29-6, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quảng Nam đã gửi thông báo đến ngư dân Trần Văn Liên (SN 1966, ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), chủ tàu vỏ thép QNa-94679-TS, cho biết sẽ khởi kiện vợ chồng ông ra tòa do ông Liên vi phạm hợp đồng, chậm trả nợ vay ngân hàng trong việc đóng tàu vỏ thép. Câu chuyện đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ một lần nữa khiến các ngư dân Quảng Nam lao đao.
Hoạt động không hiệu quả
Theo thông báo khởi kiện của BIDV chi nhánh Quảng Nam, thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay đóng mới tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ, BIDV chi nhánh Quảng Nam cho ông Trần Văn Liên vay với tổng số tiền hơn 7,6 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tàu vỏ thép hình thành từ vốn vay mang số hiệu QNa-94679-TS và toàn bộ máy móc, trang thiết bị trên tàu. Hiện ông Liên không còn nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng; BIDV chi nhánh Quảng Nam cũng đã đề nghị ông Liên tiến hành thanh lý tài sản để thu hồi nợ nhưng không nhận được sự hợp tác nên đã phải khởi kiện ông Liên ra tòa.
Trước đó, năm 2016, ông Liên đã vay BIDV chi nhánh Quảng Nam để đóng tàu vỏ thép QNa-94679-TS. Sau khi tàu của ông Liên được Công ty cổ phần Đóng tàu Bảo Duy đóng hoàn chỉnh, Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á cung cấp máy chính, ông Liên vận hành chạy thử thì gặp sự cố. Do các bên không đứng ra nhận trách nhiệm, ông Liên khởi kiện. Sau 3 năm theo đuổi vụ kiện, gia đình ông Liên lâm cảnh nợ nần, phải đi làm thuê kiếm sống nên không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Câu chuyện của ông Liên chỉ là một trong số nhiều ngư dân ở Quảng Nam “khóc” vì tàu vỏ thép. Ngư dân Phạm Văn Hùng (ngụ thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên) cho biết, kể từ khi nhận bàn giao tàu vỏ thép vào tháng 1-2017 đến nay, tàu hoạt động không hiệu quả, thu không đủ chi. Từ đầu năm đến nay, tàu ra khơi 3 chuyến đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, sau khi trừ chi phí (khoảng 200 triệu đồng) thu nhập cũng chỉ đủ trang trải chuyến đi, không dư dả. “Tàu tôi trị giá 16 tỷ đồng, ngân hàng cho vay 14,7 đồng, trả cả gốc lẫn lãi 125 triệu đồng/quý, trong 12 năm. Tàu vỏ thép an toàn nhưng nặng, chạy tốn dầu gấp 2 lần tàu gỗ, chưa kể năng suất thua xa. Giờ chỉ mong Nhà nước cho giãn nợ và vay thêm để nâng cấp hệ thống thiết bị trên tàu cho phù hợp việc đánh bắt”, ông Hùng nói.
Không chỉ hiệu quả khai thác thấp, nguồn thu không đảm bảo trả nợ ngân hàng…, những vấn đề khác như bảo hiểm, chính sách duy tu, sửa chữa định kỳ tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 cũng chậm được áp dụng. Theo ngư dân Nguyễn Văn Nghị (ngụ thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành), việc bảo dưỡng duy tu tàu vỏ thép định kỳ rất quan trọng, vì tàu vỏ thép hoạt động trong môi trường nước biển nên rất dễ bị ăn mòn phần vỏ, kể cả máy móc, do đó nếu không được duy tu kịp thời sẽ bị xuống cấp nặng nề. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT hiện vẫn chưa ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật duy tu, sửa chữa tàu vỏ thép dù Sở NN-PTNT có công văn đề nghị.
Cần tháo gỡ khó khăn cho ngư dân
Triển khai Nghị định 67, BIDV chi nhánh Quảng Nam đã ký hợp đồng tín dụng đóng tàu với 16 ngư dân, tổng dư nợ đến thời điểm này hơn 185,1 tỷ đồng. Với trường hợp ông Liên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam Ngô Tấn cho biết ngành nông nghiệp sẵn sàng phối hợp với ngân hàng để đề xuất Ngân hàng Nhà nước tham mưu Chính phủ khoanh nợ cho ông Liên vì đây là trường hợp bất khả kháng, ngư dân chưa hề nhận tàu mà phải trả nợ là không hợp tình, hợp lý. Đồng thời, BIDV chi nhánh Quảng Nam cũng nên tiếp tục giải ngân số vốn còn lại để con tàu được bàn giao cho ngư dân đi vào sản xuất để trả nợ ngân hàng.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Quảng Nam Vũ Thị Tố Nga cho hay đề xuất của Sở NN-PTNT rất khó thực hiện. Tính đến tháng 6, nợ xấu của các chủ tàu trên địa bàn tỉnh đã gần 140 tỷ đồng. Riêng huyện Thăng Bình, 6 chủ tàu vay vốn đều rơi vào cảnh nợ xấu. Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Quảng Nam Phạm Đình Dũng cũng cho biết đến thời điểm này, đã có nhiều trường hợp nợ quá hạn, rất khó thu hồi vốn vay.
Theo thống kê, trong số 65 tàu được các ngân hàng cho vay theo Nghị định 67 với tổng số tiền 729 tỷ đồng, đáng lo ngại, 13 chủ tàu làm nghề lưới rê hỗn hợp đều rơi vào cảnh nợ nần. Muốn cải hoán tàu qua nghề khác phải bỏ ra một số vốn đầu tư mà điều này không phải ngư dân nào cũng có khả năng.
“Sở đã đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết cho vay từ quỹ hỗ trợ ngư dân để ngư dân vay cải hoán tàu. Đặc biệt, theo Nghị định 17 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 67 sắp tới nếu chủ tàu hoạt động không hiệu quả thì có quyền chuyển nhượng dự án lại cho chủ tàu khác. Ngoài ra cũng sẽ có hàng loạt giải pháp về cơ chế, chính sách, hỗ trợ vay vốn, nhân lực, thị trường, khoa học - công nghệ, khuyến ngư sẽ được tỉnh triển khai theo quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ông Tấn nói.
Theo ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân các tàu hành nghề lưới rê hỗn hợp đánh bắt không hiệu quả do ngư dân còn chưa quen, nắm rõ về nghề này. Trong khi đó, chính quyền và ngành chức năng địa phương chưa có sự vào cuộc, định hướng cho ngư dân ngay từ đầu. Trước mắt, để giảm bớt áp lực nợ quá hạn, nợ xấu, ngành thủy sản, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền ở xã, huyện thành lập tổ hỗ trợ thu hồi vốn đóng tàu theo Nghị định 67, đồng thời cũng giám sát các hoạt động khai thác hải sản của ngư dân để hối thúc trả nợ đúng hạn.
“Nếu ngư dân khó trả nợ thì tỉnh sẽ đề xuất với Trung ương giãn nợ từ 16 năm lên 20 năm. Ngành thủy sản trực tiếp gặp gỡ ngư dân theo nghề lưới rê hỗn hợp, trao đổi tâm tư, nguyện vọng của họ để có định hướng chuyển sang hoạt động với nghề khác hiệu quả. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ xem xét, bổ sung vốn cho Quỹ hỗ trợ ngư dân nhằm xem xét giải quyết cho các trường hợp vướng ngân hàng trong thời gian tới”, ông Thanh cho biết.
Hoạt động không hiệu quả
Theo thông báo khởi kiện của BIDV chi nhánh Quảng Nam, thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay đóng mới tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ, BIDV chi nhánh Quảng Nam cho ông Trần Văn Liên vay với tổng số tiền hơn 7,6 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tàu vỏ thép hình thành từ vốn vay mang số hiệu QNa-94679-TS và toàn bộ máy móc, trang thiết bị trên tàu. Hiện ông Liên không còn nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng; BIDV chi nhánh Quảng Nam cũng đã đề nghị ông Liên tiến hành thanh lý tài sản để thu hồi nợ nhưng không nhận được sự hợp tác nên đã phải khởi kiện ông Liên ra tòa.
Trước đó, năm 2016, ông Liên đã vay BIDV chi nhánh Quảng Nam để đóng tàu vỏ thép QNa-94679-TS. Sau khi tàu của ông Liên được Công ty cổ phần Đóng tàu Bảo Duy đóng hoàn chỉnh, Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á cung cấp máy chính, ông Liên vận hành chạy thử thì gặp sự cố. Do các bên không đứng ra nhận trách nhiệm, ông Liên khởi kiện. Sau 3 năm theo đuổi vụ kiện, gia đình ông Liên lâm cảnh nợ nần, phải đi làm thuê kiếm sống nên không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Câu chuyện của ông Liên chỉ là một trong số nhiều ngư dân ở Quảng Nam “khóc” vì tàu vỏ thép. Ngư dân Phạm Văn Hùng (ngụ thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên) cho biết, kể từ khi nhận bàn giao tàu vỏ thép vào tháng 1-2017 đến nay, tàu hoạt động không hiệu quả, thu không đủ chi. Từ đầu năm đến nay, tàu ra khơi 3 chuyến đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, sau khi trừ chi phí (khoảng 200 triệu đồng) thu nhập cũng chỉ đủ trang trải chuyến đi, không dư dả. “Tàu tôi trị giá 16 tỷ đồng, ngân hàng cho vay 14,7 đồng, trả cả gốc lẫn lãi 125 triệu đồng/quý, trong 12 năm. Tàu vỏ thép an toàn nhưng nặng, chạy tốn dầu gấp 2 lần tàu gỗ, chưa kể năng suất thua xa. Giờ chỉ mong Nhà nước cho giãn nợ và vay thêm để nâng cấp hệ thống thiết bị trên tàu cho phù hợp việc đánh bắt”, ông Hùng nói.
Không chỉ hiệu quả khai thác thấp, nguồn thu không đảm bảo trả nợ ngân hàng…, những vấn đề khác như bảo hiểm, chính sách duy tu, sửa chữa định kỳ tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 cũng chậm được áp dụng. Theo ngư dân Nguyễn Văn Nghị (ngụ thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành), việc bảo dưỡng duy tu tàu vỏ thép định kỳ rất quan trọng, vì tàu vỏ thép hoạt động trong môi trường nước biển nên rất dễ bị ăn mòn phần vỏ, kể cả máy móc, do đó nếu không được duy tu kịp thời sẽ bị xuống cấp nặng nề. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT hiện vẫn chưa ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật duy tu, sửa chữa tàu vỏ thép dù Sở NN-PTNT có công văn đề nghị.
Cần tháo gỡ khó khăn cho ngư dân
Triển khai Nghị định 67, BIDV chi nhánh Quảng Nam đã ký hợp đồng tín dụng đóng tàu với 16 ngư dân, tổng dư nợ đến thời điểm này hơn 185,1 tỷ đồng. Với trường hợp ông Liên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam Ngô Tấn cho biết ngành nông nghiệp sẵn sàng phối hợp với ngân hàng để đề xuất Ngân hàng Nhà nước tham mưu Chính phủ khoanh nợ cho ông Liên vì đây là trường hợp bất khả kháng, ngư dân chưa hề nhận tàu mà phải trả nợ là không hợp tình, hợp lý. Đồng thời, BIDV chi nhánh Quảng Nam cũng nên tiếp tục giải ngân số vốn còn lại để con tàu được bàn giao cho ngư dân đi vào sản xuất để trả nợ ngân hàng.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Quảng Nam Vũ Thị Tố Nga cho hay đề xuất của Sở NN-PTNT rất khó thực hiện. Tính đến tháng 6, nợ xấu của các chủ tàu trên địa bàn tỉnh đã gần 140 tỷ đồng. Riêng huyện Thăng Bình, 6 chủ tàu vay vốn đều rơi vào cảnh nợ xấu. Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Quảng Nam Phạm Đình Dũng cũng cho biết đến thời điểm này, đã có nhiều trường hợp nợ quá hạn, rất khó thu hồi vốn vay.
Theo thống kê, trong số 65 tàu được các ngân hàng cho vay theo Nghị định 67 với tổng số tiền 729 tỷ đồng, đáng lo ngại, 13 chủ tàu làm nghề lưới rê hỗn hợp đều rơi vào cảnh nợ nần. Muốn cải hoán tàu qua nghề khác phải bỏ ra một số vốn đầu tư mà điều này không phải ngư dân nào cũng có khả năng.
“Sở đã đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết cho vay từ quỹ hỗ trợ ngư dân để ngư dân vay cải hoán tàu. Đặc biệt, theo Nghị định 17 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 67 sắp tới nếu chủ tàu hoạt động không hiệu quả thì có quyền chuyển nhượng dự án lại cho chủ tàu khác. Ngoài ra cũng sẽ có hàng loạt giải pháp về cơ chế, chính sách, hỗ trợ vay vốn, nhân lực, thị trường, khoa học - công nghệ, khuyến ngư sẽ được tỉnh triển khai theo quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ông Tấn nói.
Theo ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân các tàu hành nghề lưới rê hỗn hợp đánh bắt không hiệu quả do ngư dân còn chưa quen, nắm rõ về nghề này. Trong khi đó, chính quyền và ngành chức năng địa phương chưa có sự vào cuộc, định hướng cho ngư dân ngay từ đầu. Trước mắt, để giảm bớt áp lực nợ quá hạn, nợ xấu, ngành thủy sản, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền ở xã, huyện thành lập tổ hỗ trợ thu hồi vốn đóng tàu theo Nghị định 67, đồng thời cũng giám sát các hoạt động khai thác hải sản của ngư dân để hối thúc trả nợ đúng hạn.
“Nếu ngư dân khó trả nợ thì tỉnh sẽ đề xuất với Trung ương giãn nợ từ 16 năm lên 20 năm. Ngành thủy sản trực tiếp gặp gỡ ngư dân theo nghề lưới rê hỗn hợp, trao đổi tâm tư, nguyện vọng của họ để có định hướng chuyển sang hoạt động với nghề khác hiệu quả. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ xem xét, bổ sung vốn cho Quỹ hỗ trợ ngư dân nhằm xem xét giải quyết cho các trường hợp vướng ngân hàng trong thời gian tới”, ông Thanh cho biết.
Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết đã có công văn số 793 /SNN-PTNT gửi UBND tỉnh Quảng Nam báo cáo về việc giải quyết vướng mắc liên quan đến tàu cá vỏ thép QNa- 94679-TS của ông Trần Văn Liên. Theo đó, sở xin chủ trương cho chủ tàu mới nhận tàu, nhận nợ theo tinh thần Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ. Trước đó, Sở NN-PTNT đã tổ chức cuộc họp với đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam, BIDV chi nhánh Quảng Nam, Công ty cổ phần Đóng tàu Bảo Duy (Công ty Bảo Duy), chủ tàu Trần Văn Liên, Chi cục Thủy sản, UBND huyện Thăng Bình, UBND xã Bình Minh để bàn bạc, giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc bàn giao tàu QNa- 94679-TS và giải quyết dứt điểm chi phí đóng tàu giữa hai bên là Công ty Bảo Duy và ông Liên.