Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra đánh giá xác thực, những thành quả cũng như nhiều hạn chế, bất cập còn tồn tại trong việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đó là hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa cơ sở còn chồng chéo, thiếu khoa học; việc công nhận các danh hiệu văn hóa ở nhiều nơi còn mang tính thành tích, thiếu thực chất và chưa được trân trọng; văn hóa chưa được đầu tư tương xứng (về nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực) với sự phát triển mọi mặt của kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay…
Những năm qua, việc xây dựng đời sống văn hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều vấn đề cần được quan tâm thấu đáo như: cân nhắc tính bền vững và chuyển hóa bề sâu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát huy hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở vốn xây dựng rất tốn kém; không ít giá trị văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một; tình trạng thương mại hóa di sản, trục lợi từ di sản, biểu hiện mê tín dị đoan trong xã hội ngày càng diễn biến phức tạp.
Những năm qua, việc xây dựng đời sống văn hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều vấn đề cần được quan tâm thấu đáo như: cân nhắc tính bền vững và chuyển hóa bề sâu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát huy hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở vốn xây dựng rất tốn kém; không ít giá trị văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một; tình trạng thương mại hóa di sản, trục lợi từ di sản, biểu hiện mê tín dị đoan trong xã hội ngày càng diễn biến phức tạp.