Pháp luật Việt Nam quy định rõ trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, trách nhiệm của người mang tài sản đi cầm cố, cũng như các chế tài cho các hành vi vi phạm.
Điều 29 Nghị định 96/2016 quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm: kiểm tra giấy tờ tùy thân (còn giá trị sử dụng) của người mang tài sản đến cầm cố, đồng thời photo lưu lại tại cơ sở kinh doanh; lập hợp đồng cầm cố tài sản. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu, và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba, phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Đối với cơ sở cầm đồ, chế tài xử lý hành chính được quy định tại Điều 11 Nghị định 167/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình). Cụ thể, phạt tiền 2 - 5 triệu đồng đối với các hành vi cầm cố tài sản không có hợp đồng, nhận cầm cố tài sản mà không có giấy tờ sở hữu (nếu pháp luật yêu cầu), hoặc có giấy tờ sở hữu nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ từ chủ sở hữu. Phạt tiền 5 - 15 triệu đồng khi lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay; phạt 20 - 30 triệu đồng khi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có. Hành vi cho vay lãi nặng (lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, tức lãi suất từ 100%/năm của khoản tiền vay trở lên) của cơ sở cầm đồ còn có thể cấu thành tội phạm hình sự với mức hình phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (Điều 201 Bộ luật Hình sự).
Đối với người mang tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba đi cầm cố mà không có văn bản ủy quyền hợp lệ từ người thứ ba đó, hành vi này có thể bị truy tố với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự) nếu cố ý mượn tài sản với ý định cầm cố tài sản đó; hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự) nếu sau khi mượn tài sản mới có mục đích chiếm đoạt. Tùy tính chất nghiêm trọng mà mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 6 tháng tù giam (hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm) cho đến 20 năm tù giam, hoặc chung thân; mức phạt cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ 6 tháng tù giam (hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm) cho đến 20 năm tù giam.
Điều 29 Nghị định 96/2016 quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm: kiểm tra giấy tờ tùy thân (còn giá trị sử dụng) của người mang tài sản đến cầm cố, đồng thời photo lưu lại tại cơ sở kinh doanh; lập hợp đồng cầm cố tài sản. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu, và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba, phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Đối với cơ sở cầm đồ, chế tài xử lý hành chính được quy định tại Điều 11 Nghị định 167/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình). Cụ thể, phạt tiền 2 - 5 triệu đồng đối với các hành vi cầm cố tài sản không có hợp đồng, nhận cầm cố tài sản mà không có giấy tờ sở hữu (nếu pháp luật yêu cầu), hoặc có giấy tờ sở hữu nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ từ chủ sở hữu. Phạt tiền 5 - 15 triệu đồng khi lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay; phạt 20 - 30 triệu đồng khi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có. Hành vi cho vay lãi nặng (lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, tức lãi suất từ 100%/năm của khoản tiền vay trở lên) của cơ sở cầm đồ còn có thể cấu thành tội phạm hình sự với mức hình phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (Điều 201 Bộ luật Hình sự).
Đối với người mang tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba đi cầm cố mà không có văn bản ủy quyền hợp lệ từ người thứ ba đó, hành vi này có thể bị truy tố với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự) nếu cố ý mượn tài sản với ý định cầm cố tài sản đó; hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự) nếu sau khi mượn tài sản mới có mục đích chiếm đoạt. Tùy tính chất nghiêm trọng mà mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 6 tháng tù giam (hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm) cho đến 20 năm tù giam, hoặc chung thân; mức phạt cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ 6 tháng tù giam (hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm) cho đến 20 năm tù giam.