Vận chuyển, kinh doanh hàng giả diễn biến phức tạp

Từ đầu năm 2018 đến nay, tình hình buôn bán, kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng giả trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp; đặc biệt tại các khu vực giáp ranh, tuyến biên giới... và TPHCM cũng không ngoại lệ khi là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, số lượng hàng hóa lưu thông, tiêu thụ trên thị trường khá lớn.
Lực lượng QLTT TPHCM kiểm tra một cửa hàng kinh doanh có dấu hiệu vi phạm
Lực lượng QLTT TPHCM kiểm tra một cửa hàng kinh doanh có dấu hiệu vi phạm

Lợi dụng kẽ hở luật pháp, cộng với lợi nhuận khủng từ gian lận thương mại đem lại, những trùm buôn lậu ngày càng có nhiều chiêu trò đối phó với lực lượng chức năng chuyên trách.

Tràn lan hàng nhái, giả mạo

Việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm giả mạo thương hiệu trên thị trường hiện trở nên rất đỗi bình thường, công khai. “Các điểm bán ở trung tâm quận 1, 3, khu vực có đông đảo du khách trong nước và quốc tế ghé thăm tại TPHCM được xem là các điểm siêu lời”, một người bán có hàng nhiều năm kinh nghiệm ở quận 1 chia sẻ. Quả thực, chỉ cần rảo một vòng các cửa hàng, trung tâm kinh doanh từ các quận huyện vùng ven đến nội thành TP đều dễ dàng nhận thấy điều này. Vào cửa hàng chuyên kinh doanh mắt kính thời trang, đồng hồ đeo tay trên đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), Trường Chinh (quận Tân Bình)… đều có bán những thương hiệu như Chanel, Hermes, Gucci, Dior, Rolex, Omega với giá chỉ vài trăm ngàn đồng/chiếc. Chưa kể, sản phẩm còn kèm theo phiếu bảo hành, mã code quốc tế. 

Thực sự, không cần nói cũng biết hàng ở đâu, vì sao giá rẻ. Tới mức chính người bán chia sẻ thẳng rằng, hàng này đều từ các tỉnh phía Bắc nước ta (đi đường tiểu ngạch từ Quảng Châu - Trung Quốc), sau đó vận chuyển vào tiêu thụ ở khu vực phía Nam. Tất nhiên, nếu khách có yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng, bên bán đều có thể đáp ứng nhưng hẹn khách đợi từ 2 - 3 ngày để cửa hàng đi lấy hóa đơn chỗ khác về (?!). Anh Nguyễn Minh Tấn, chủ một cửa hàng bán mắt kính thời trang (quận 3, TPHCM), cho biết nếu trực tiếp qua cửa khẩu bên Trung Quốc để đánh hàng về sẽ có mức giá rất rẻ và lợi nhuận cao. Khi gầy dựng được mối quen biết với bạn hàng bên đó, nếu bận không qua được, chỉ cần ở Việt Nam gọi điện sang sẽ có người giao hàng đến tận nơi. Do vậy mới có chuyện cùng một sản phẩm quần áo thời trang, nhưng giá bán ở shop trên đường Ba Tháng Hai (quận 10) dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/sản phẩm, còn bán qua online giá chỉ từ 150.000 - 200.000/sản phẩm. Anh Nguyễn Minh Tấn phân tích, chi phí mặt bằng, trả công nhân viên đã “ăn” vào giá bán nên bán hàng trực tuyến có lời hơn nhiều. Ngoài ra, một số cán bộ quản lý thị trường cũng nhìn nhận rằng, việc kiểm tra các cửa hàng online rất khó khăn vì nhiều nơi né đóng thuế, tránh cơ quan chuyên trách kiểm tra, do vậy họ không để hàng hóa nhiều. Chỉ khi nào khách đặt hàng, chuyển tiền họ mới đi lấy hàng ở kho hoặc chỗ người quen rồi giao cho khách.

Thống kê từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia (Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả), từ đầu năm 2018 đến nay, các đơn vị chuyên trách trên cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 88.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 7.400 tỷ đồng, tạm giữ 889 đối tượng vi phạm… Riêng đối với ngành hải quan, theo ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2018 tới nay đã khởi tố 30 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 51 vụ (tăng 34,21% so với cùng kỳ 2017), thu nộp ngân sách gần 116 tỷ đồng…

Siết chặt kỷ cương

Chính vì lợi nhuận lớn nên các đối tượng buôn lậu thường rất manh động, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi phát hiện lực lượng chức năng đeo bám, kiểm tra… Chẳng hạn trường hợp nhẹ thì các đối tượng chửi bới, đẩy đuổi, không hợp tác; còn nghiêm trọng hơn, những đối tượng này sẵn sàng tấn công trực diện, đe dọa tính mạng của cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Về vấn đề này, một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM tâm sự đó là chuyện… thường ngày. Chưa kể, có những đối tượng còn thường xuyên đeo bám trước trụ sở QLTT TP để xem khi nào họ ra quân kiểm tra; từ đó thông báo đến những điểm bán hàng sai phạm nhanh chóng tẩu tán hàng, gây khó cho lực lượng chức năng. Cách nay vài tuần, 2 chiến sĩ đồn biên phòng tỉnh Nghệ An đã bị thương nặng (các đối tượng dùng súng chống trả) trong quá trình vây bắt các đối tượng vận chuyển 20 bánh heroin từ Lào về Việt Nam. Hoặc như vụ chặn bắt thuốc lá nhập lậu diễn ra tại tỉnh Bình Dương, khiến 6 chiến sĩ công an bị thương do các đối tượng liều lĩnh tông thẳng ô tô vào các chiến sĩ. Từ thực tế trên cho thấy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng vi phạm cực kỳ manh động, liều lĩnh, sẵn sàng “tử thủ”… Qua thống kê sơ bộ từ cơ quan chuyên trách cho thấy, những tuyến biên giới cửa khẩu đường bộ, khu vực giáp ranh giữa các tỉnh thành diễn ra thường xuyên các vụ buôn lậu, vận chuyển ma túy, pháo, tiền giả, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... Nhiều trùm buôn lậu thuê người dân mang vác hàng qua các tuyến đường mòn, đường thủy… rồi dùng xe máy, xe tải nhỏ chuyển hàng lậu đem cất giấu trong nhà dân, sau đó mới phân tán nhỏ lẻ đưa tiêu thụ tại các cửa hàng, trung tâm thương mại… Gần đây, các cửa khẩu hàng không quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng…) liên tiếp phát hiện nhiều loại hàng hóa vi phạm có giá trị kinh tế cao như vàng, xì gà, sản phẩm động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng… Thêm nữa, những tuyến đường biển trọng điểm của TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TPHCM, vùng biển Đông Bắc và miền Trung… cũng là những “điểm nóng” về hàng lậu, hàng giả. 

Ông Nguyễn Văn Bách, Chi cục Phó Chi cục QLTT TPHCM, cho biết đơn vị thường xuyên phối hợp với lực lượng chuyên trách tăng cường đấu tranh, kịp thời phát hiện các thủ đoạn của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại. Đồng thời, QLTT TP cũng tăng cường tuyên truyền đến người dân, tiểu thương không tiếp tay cho buôn lậu, tích cực tố giác tội phạm… Tương tự, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đinh Ngọc Thắng thông tin, Hải quan TP công khai địa chỉ hộp thư, đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; cũng như siết chặt kỷ cương, kỷ luật, tránh tình trạng bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại.

Tạm giữ nhiều mặt hàng trôi nổi

Chi cục QLTT TPHCM cho biết, đơn vị vừa liên tiếp phát hiện, tạm giữ hàng chục tấn hàng trôi nổi các loại trên thị trường, bao gồm thực phẩm, hàng thời trang, nước giải khát các loại.

Cụ thể, QLTT TP tạm giữ hơn 6,5 tấn đường cát, hạt mè, đậu nành; trên 65.000 đơn vị sản phẩm quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, đồng hồ đeo tay, thiết bị điện, đồ chơi trẻ em... Trong số quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ bị tạm giữ, nhiều mặt hàng giả thương hiệu Adidas, Nike, Chanel, Hermes, Gucci, Dior, Rolex, Omega, Chopard, Casio... Phần lớn vi phạm liên quan đến hàng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt, hàng hóa không ghi nhãn đầy đủ theo nội dung bắt buộc… Đối với các mặt hàng thực phẩm, lỗi vi phạm gồm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng

Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng

Ngày 1-4, Sở Tài chính TPHCM công bố giá bán các mặt hàng thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2022 và Tết Quý mão 2023, chính thức áp dụng từ ngày mai 2-4. Ngoài một số mặt hàng (trứng gia cầm, thịt gia cầm…) tăng giá bán, thì nhóm hàng gạo, thịt heo, đường… vẫn giữ mức giá bán như cũ so với chương trình bình ổn thị trường năm 2021.

Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định

Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định

Trong nhiều tuần trở lại đây, giá cả các loại thực phẩm như thịt heo, cá, gia cầm… tại các tỉnh khu vực ĐBSCL như Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang… vẫn giữ ổn định, chưa bị tác động nhiều từ giá xăng dầu.
Nhờ liên kết, đầu tư máy móc, nhiều công ty của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể sản xuất ra sản phẩm chế biến sâu từ cao su

Phát triển nền nông nghiệp bền vững

Tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp trong 5 năm ước đạt 2,62%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trên 190 tỷ USD, riêng năm 2020 đạt hơn 41 tỷ USD. Để trở thành cường quốc xuất khẩu nông nghiệp, thời gian tới, Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt nhằm thúc đẩy phát triển, cơ cấu lại ngành từ tổ chức lại sản xuất theo chuỗi và cơ cấu lại sản xuất, tập trung phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty APT, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Đăng ký số FDA: Chìa khóa để xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ

Việt Nam xếp thứ 6 trên thế giới và thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ trong năm 2020. Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi, sẽ mở ra tiềm năng lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.  
TPHCM mở rộng quy mô giao dịch thương mại điện tử

TPHCM mở rộng quy mô giao dịch thương mại điện tử

Quyết định số 4328 của UBND TPHCM về phê duyệt Đề án Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng năm đến 2030 cho thấy, mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển thương mại di động (mobile commerce) và mở rộng quy mô giao dịch TMĐT trong thị trường nội địa. Giai đoạn 2026 - 2030, TP cần tập trung nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp TMĐT Việt Nam (trên địa bàn) mở rộng quy mô kinh doanh ra thị trường quốc tế.
Công nghệ mới tiếp sức mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Công nghệ mới tiếp sức mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số là một trong những xu hướng phát triển chung của hầu hết các doanh nghiệp (DN) trên thế giới trong thời đại công nghệ 4.0. Tại Việt Nam, công nghệ số đã được nhiều DN đưa vào hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. 
Giảm phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Giảm phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang nhiều quốc gia, trung bình mỗi năm đạt hơn 3 tỷ USD. Thế nhưng, nông sản Việt chưa phát huy được thế mạnh để cạnh tranh với nhiều quốc gia khác do chi phí logistics còn cao. Để giảm chi phí, mỗi vùng sản xuất cần xây dựng trung tâm logistics để tăng năng lực cạnh tranh, nâng chất lượng sản phẩm.
Xây dựng vùng nguyên liệu nông sản minh bạch

Xây dựng vùng nguyên liệu nông sản minh bạch

Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) vừa tiến hành đại hội nhiệm kỳ II (2021-2026). Đại hội đã bầu Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh giữ chức Chủ tịch AFT và các Phó chủ tịch gồm Tiến sĩ Trần Thị Dung, ông Nguyễn Văn Thứ (CEO Công ty CP GC Food), ông Nguyễn Tuấn Khởi (Chủ tịch Công ty Doanh nghiệp xã hội Food Share).
Bệ đỡ cho hàng Việt

Bệ đỡ cho hàng Việt

Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ phê duyệt. 
Người tiêu dùng mua thủy sản khuyến mãi tại một siêu thị ở TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021

Bộ Công thương vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021 - Vietnam Grand Sale 2021” nhằm kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.