Tại khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên, nhiều dân tộc đang lưu giữ nghề thổ cẩm như: Hrê, Ba Na, Jrai, Ê Đê, Cơ Tu...
Vải vóc đại ngàn đến nay vẫn đang được các thế hệ phụ nữ gìn giữ, truyền đời như “vật báu”, đại diện cho nét đẹp, tôn quý của từng dân tộc.
Người già ở làng thổ cẩm Hà Văn Trên (tỉnh Bình Định) đang bền bỉ gìn giữ, truyền dạy nghề dệt cổ truyền của người Ba Na Theo các cao niên ở làng Hà Văn Trên, thổ cẩm của làng tồn tại hàng trăm năm qua có tính kế thừa, truyền đời sâu sắc Bé gái Ba Na ấn tượng trong bộ trang phục bằng thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình Ở làng Hà Văn Trên, không khí sinh hoạt nghề thổ cẩm được truyền đời, lan tỏa vào mọi sinh hoạt người dân. Những người con gái mới lớn đều được mẹ và bà truyền dạy hết các ngón nghề may thổ cẩm
Tấm thổ cẩm của người Ba Na có màu sắc ấn tượng. Nhiều tấm thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên được thêu suốt cả tháng trời, có giá hàng triệu đồng. Thiếu nữ Ba Na bên khung dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc mình Người phụ nữ trẻ Hrê bắt đầu hành trình dệt tấm thổ cẩm bằng khung dệt mới, nhanh gọn hơn Con thoi đẩy đưa ngàn đời, kết chặt những sợi chỉ, tạo hình hài tấm thổ cẩm Mỗi tấm thổ cẩm Hrê phải dệt trong nhiều ngày, người phụ nữ gần như “dính chặt” bên khung dệt từ sáng đến tối Người già các bản làng Hrê (Quảng Ngãi) mặc thổ cẩm thực hành nghề đan lát cổ truyền. Ảnh: Y HOA Xưa, người phụ nữ Hrê ở làng Teng (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) sử dụng cây bông và khung dệt truyền thống để dệt thổ cẩm. Ảnh: Y HOA Nguyên liệu, chỉ dệt thổ cẩm hôm nay hiện đại, công nghiệp hơn xưa… Mỗi tấm thổ cẩm dệt xong sẽ được chia nhỏ, may thành nhiều sản phẩm như: đồng phục nam nữ, túi xách, khăn cổ, caravat, móc khóa… Ở thổ cẩm Hrê do người Làng Teng dệt ra ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật, câu chuyện độc đáo. Trong đó, cách điệu hoa văn thổ cẩm Làng Teng có dáng dấp, hiện diện của 2 nét văn hóa Đại Việt và Chăm Pa Người phụ nữ Jrai đang trình diễn, hướng dẫn các du khách, nhiếp ảnh gia để quảng bá vải vóc đại ngàn. Ảnh: HOÀNG PHẠM Nghệ nhân trẻ Phạm Thị Sung (31 tuổi, làng Teng), người tiên phong mở “shop thổ cẩm Hrê” và đưa thổ cẩm lên các nền tảng mạng xã hội. Chị Phạm Thị Y Hòa là người trẻ tiêu biểu, có công phát triển và đưa thổ cẩm dân tộc Hrê ở Làng Teng đến Triển lãm thế giới - EXPO 2020 diễn ra tại Dubai… Thổ cẩm Hrê được người trẻ làng Teng sáng tạo đưa qua trình diễn, quảng bá tại Triển lãm thế giới EXPO diễn ra tại Dubai năm 2021 – 2022. Ảnh: Y HOA Các sản phẩm đan lát truyền thống ứng dụng hoa văn thổ cẩm Hrê trở nên độc đáo, bắt mắt hơn. ẢNH: Y HOA NGỌC OAI - Trình bày: HỮU VI