Vai trò của Coenzym Q10 đối với sức khỏe

Enzym là một phân tử protein chuyên biệt. Trong phân tử có một chất khoáng như magie hay kẽm và một chất hữu cơ không phải protein gọi là một coenzym. Ví dụ như vitamin B6, vitamin B12, acid folic và Coenzym Q10 (CoQ10).

CoQ10 là một chất giống vitamin, tan trong dầu, có trong tất cả tế bào của cơ thể với vai trò là coenzym cho nhiều giai đoạn xúc tác chính trong sản sinh năng lượng ở tế bào. Nó còn có chức năng là một chất chống oxy hóa. Nó hiện diện tự nhiên với lượng nhỏ trong nhiều thực phẩm rất khác nhau, nhưng nhiều nhất trong các bộ phận như tim, gan, thận và trong thịt bò, đậu nành, cá hồi, cá vằn và đậu phộng.

Trên tim mạch, CoQ10 bảo vệ tim trong giai đoạn thiếu máu cục bộ. Tiền trị liệu với CoQ10 làm giảm nguy cơ tổn thương mạch máu tim khi phẫu thuật, và CoQ10 giúp cải thiện chức năng tim. Với bệnh suy tim sung huyết, các nghiên cứu trị liệu cũng cho thấy các bệnh nhân dùng CoQ10 điều trị ngăn ngừa thường xuyên sẽ giảm bớt các biến chứng như phù phổi, loạn nhịp tâm thất. CoQ10 làm giảm khả năng nằm viện và tăng tỷ lệ sống sót. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi trị liệu hàng ngày với CoQ10 trong 4 tuần, cải thiện các triệu chứng như thở gấp, hồi hộp, chứng xám tím, phù…

Cơ thể chúng ta tự tổng hợp CoQ10 để giúp sản xuất năng lượng. Khi chúng ta càng lớn tuổi thì lượng CoQ10 giảm dần. Do đó cần có sự cung cấp CoQ10 để giúp ngăn ngừa các bệnh về tim và một số bệnh khác. Để đáp ứng nhu cầu này tại Việt Nam, các chế phẩm bổ sung CoQ10 đã có mặt nhiều trên thị trường, trong đó có sản phẩm CQ10 do Imexpharm sản xuất. Với hàm lượng 10mg Coenzym Q10 trong mỗi viên nén bao phim, đáp ứng nhu cầu bổ sung CoQ10 với liều thay đổi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trong từng trường hợp bệnh cụ thể.

THANH HƯƠNG

Trong tế bào, năng lượng được tạo ra ở vùng ty lạp thể. Ở đây có nhiều nhất CoQ10. CoQ10 bảo vệ cơ thể khỏi sự hủy hoại của các gốc tự do. CoQ10 là chất chống oxy hóa mạnh trợ giúp các phản ứng chuyển hóa.

CoQ10 được phân lập lần đầu tiên từ ty lạp thể tim bò bởi TS Frederick Crane, Đại học Wiscosin, Mỹ vào năm 1957. Năm 1964, CoQ10 đã được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh lợi ích của nó trong bệnh suy tim sung huyết.

Thành công của CoQ10 trong suy tim được cho là do hiệu quả hoạt động mạnh mẽ trên cơ tim. Năm 1978, TS Peter Mitchell, một nhà khoa học Anh, được trao giải Nobel hóa học cho nghiên cứu về vai trò của CoQ10 trong cơ chế sản xuất năng lượng tế bào.

Tin cùng chuyên mục